Chiến tranh xảy ra khi tình trạng mâu thuẫn về kinh tế, chính trị giữa các quốc gia dẫn đến việc cắt đứt mối quan hệ chính trị và sử dụng quân đội chống lại nhau kèm theo các hành động vũ trang.
Theo các học giả Hồi giáo, chiến tranh là phương án sau cuối trong cuộc đấu tranh với những thế lực gây nguy hiểm cho đất nước nơi người Hồi giáo sinh sống hay những kẻ địch gây cản trở đạo Hồi với người dân. Chính vì lí do trên, Hồi giáo dùng từ “Jihad” cho chiến tranh để phân biệt với các cuộc chiến nhằm mục đích đô hộ và với mục đích xấu. Ngoài ra các cuộc chiến để dành tài sản, danh dự và danh tiếng bị phê bình và lên án trong Hồi giáo
Luật Hồi giáo có các quy tắc liên quan đến chiến tranh. Những quy tắc này, được tạo hình trên cơ sở của Kinh Quran và sunnah (thực hành) của Nhà tiên tri Muhammed (SAWS). Các quy tắc của chiến tranh trong luật Hồi giáo có thể được tóm tắt như sau: Trong trường hợp có kẻ thù tấn công đất nước Hồi giáo, chiến dịch sẽ được huy động. Tất cả người Hồi giáo (nam giới trưởng thành-đến tuổi dậy thì, độc lập) phải tham gia vào cuộc chiến. Việc xác định thời điểm bắt đầu của cuộc chiến rất quan trọng vì các quy tắc của luật chiến tranh sẽ được áp dụng. Điều này có thể thực hiện được bằng cách tuyên chiến và đánh tiếng làm cho các bên biết. Vì vậy, trước khi tiến hành một cuộc chiến, trong Quran có lệnh rõ ràng là phải thông báo rằng các thỏa thuận nếu có được thực hiện với bên kia, sẽ bị phá vỡ. [3]
Cũng cần nói thêm rằng các luật gia Hồi giáo đồng tình với hadith rằng trước khi bắt đầu trận chiến phải mời gọi phía bên kia vào đạo Hồi, “Khi ngươi gặp kẻ thù, hãy đưa ra cho hắn ba lựa chọn. Cho dù hắn ta chọn cái nào trong số này, hãy chấp nhận nó và không động chạm vào kẻ đó. Hãy mời họ trở thành tín đồ Hồi giáo trước, và nếu họ chấp nhận, đừng chạm vào họ. Nếu họ không chấp nhận, hãy yêu cầu họ trả jizya (thuế); nếu họ đồng ý, hãy chấp nhận và đừng chạm vào họ. Nếu họ không chấp nhận điều này, với lời cầu xin Allah giúp đỡ, tính đến chiến tranh“. [4]
Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ trong chiến tranh, những thứ được coi là halal (được phép) và haram (bị cấm) đối với người Hồi giáo ở quốc gia Hồi giáo nói chung đều có quy định giống ở quốc gia đối phương nơi chiến tranh xảy ra.
Mưu mẹo chiến tranh có thể được sử dụng cho mục đích quân sự hoặc để đánh lừa đối phương. Việc Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) định rõ “Chiến tranh là một trò lừa bịp” cho thấy rằng cần phải cảnh giác thận trọng trong chiến tranh và những hành động gây bất ngờ cho phía bên kia có thể có lợi. [5] Tuy nhiên, các mưu mẹo trong chiến tranh được đề cập không có nghĩa là không giữ lời hứa với kẻ địch, ngay cả trong chiến tranh, ‘tính đúng đắn’ cần thiết được xem xét.
Việc giết hại một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các phụ nữ, trẻ em, người bệnh tâm thần, người tàn tật, người bệnh tật, người già, giáo sĩ ẩn dật trong các đền thờ, nông dân, công nhân và doanh nhân không tham gia chiến tranh đều bị cấm theo luật chiến tranh Hồi giáo. Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) khuyên nên giảm thiểu tử vong trong các cuộc chiến tranh càng nhiều càng tốt “Những người dễ tha thứ nhất khi nói đến vấn đề giết chóc là người Hồi giáo,”. [6]
Trong luật Hồi giáo, không được phép đốt hoặc tiêu hủy xác chết của binh lính đối phương trong hoặc sau chiến tranh. [7] Cấm cưỡng hiếp phụ nữ của phe địch và quan hệ bất chính với họ. Không được giết con tin của đối phương theo nguyên tắc tội riêng của cá nhân [8] ngay cả khi phía bên kia giết con tin người Hồi giáo [9]
Việc cướp bóc bị cấm theo những lời cảnh báo của Nhà tiên tri Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) như “Kẻ cướp bóc không phải là người từ chúng ta” [10] và “Cướp bóc, giống như ăn thịt động vật ô uế, là haram ” [11]. Việc hủy hoại thực vật và các sinh vật sống khác là không đúng, trừ khi việc đó được thực hiện để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hoặc phá vỡ sức chiến đấu của kẻ thù hoặc cần thiết cho một cuộc hành quân. [12]
Việc phá hủy, đốt cháy, làm ngập lụt các vị trí chiến lược, lâu đài, vân vân… được phép trong khuôn khổ yêu cầu của chiến tranh. Tương tự như vậy, việc cắt các kênh dẫn nước của kẻ thù hoặc làm cho chúng không sử dụng được cũng nằm trong số những điều được phép. [13]
Bất kể giới tính và tuổi tác, bất kỳ người nào không theo đạo Hồi đều có thể bị bắt làm tù binh trong chiến tranh hoặc khi chiến tranh kết thúc nếu không có hiệp định pháp luật nào được ký kết. [14] Cùng với điều này, không được ngược đãi tù nhân, phải quan tâm đến nơi ở và dinh dưỡng của họ, không được chia cắt các thành viên trong gia đình với nhau và đặc biệt phải quan tâm đến danh dự của phụ nữ bị bắt.
Chiến tranh kết thúc bằng một trong những cách sau: khi bên địch chấp nhận đạo Hồi hoặc đầu hàng, khi cuộc chinh phạt được hoàn thành, khi một hiệp ước hòa bình vĩnh viễn hoặc vô thời hạn được ký kết, một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết, khi những người Hồi giáo bị đánh bại hoặc rời khỏi cuộc chiến. Bất kể bên nào thắng trong cuộc chiến, sẽ đều có tổn thất về người và của. Theo Hồi giáo, những người Hồi giáo tham gia vào cuộc chiến và chết theo những cách nêu trên, để đạt được sự chấp thuận của Allah được coi là những người tử vì đạo.
Trở thành một người tử vì đạo là lý do chính đáng nhất cho cái chết đối với một người Hồi giáo. Vì, Allah tuyên bố như sau về các vị tử đạo trong Kinh Quran: “Đừng nghĩ rằng những người bị giết theo con đường của Allah là chết! Đúng hơn, họ đang sống; Họ hạnh phúc với những gì Allah đã ban cho họ từ đặc ân và sự hào phóng của Ngài, và họ nhận được sự vinh quang trong sự hiện diện của Allah của họ. Họ cảm thấy vui trước tin mừng rằng không có gì đau buồn hay sợ hãi cho những người đồng chí liệt sĩ của họ, những người sẽ đến sau họ và những người chưa gia nhập với họ. ”[15]
[1] Buhari, Cihad, 15; Müslim, İmare, 149.
[2] Sünnet: Muhammed’in hal ve davranışlarıdır.
[3] Enfâl, 58.
[4] Müslim, Cihâd, 3; Ebû Dâvûd, Cihâd, 82.
[5] Buhârî, Cihâd, 157; Müslim, “Cihâd”, 18; Tirmizî, Cihâd, 5
[6] Serahsî, Şerḥu’s-Siyeri’l-kebîr, I, 78-79; Şevkânî, VIII, 71 vd.
[7] Buhârî, Cihâd, 149; Müslim, Cihâd, 3.
[8] Nguyên tắc tội riêng của cá nhân: Theo quy tắc này, một người chỉ có thể chịu trách nhiệm về hành vi do người đó thực hiện và không thể chịu trách nhiệm trừ khi người đó là đồng phạm của hành vi do người khác thực hiện. Theo đó, nếu ai đó từ phía bên kia giết con tin, thì chính người đó phải chịu trách nhiệm theo nguyên tắc này. Không có sự trả thù ở đây và con tin sẽ không bị giết để trả đũa lại.
[9] Serahsî, el-Mebsûṭ, X, 169.
[10] Ebû Dâvûd, Ḥudûd, 14; Tirmizî, Siyer, 40.
[11] Ebû Dâvûd, Cihâd, 128.
[12] Haşr, 5; Serahsî, Şerḥu’s-Siyeri’l-kebîr, I, 52-55.
[13] Haşr, 2.
[14] Enfâl, 67-69; Muhammed, 4.
[15] Al-i İmran, 169- 170.