Free Porn
xbporn

https://www.bangspankxxx.com
HomeNhà tiên tri Muhammad (SAWS)Cuộc Đời Của Nhà Tiên Tri Muhammed

Cuộc Đời Của Nhà Tiên Tri Muhammed

Nhà tiên tri Muhammed sinh năm 571 ở Mecca. Mẹ ông là bà Amine, cha là Abdullah. Ông không có anh em. Khi còn trong bụng mẹ, cha ông sớm qua đời. Ông mất đi người mẹ năm lên 6 tuổi. Người nuôi dưỡng ông là bác Ebu Talib [1].

Ông Muhammed (SAWS) năm 25 tuổi trong một dịp làm ăn đã làm quen và sau đó kết hôn với bà Khadija (Hatice). Họ có 6 người con trong suốt 31 năm hôn nhân. Tên của những người con của họ là Qasim, Zainab, Ruqayyah, Umm Kulthum, Fatimah và Abdullah [2].

Tại hang Hira gần Mecca, những câu kinh đầu tiên được ban xuống cho ông khi ông 40 tuổi. Người đầu tiên mà ông chia sẽ các câu kinh đó là vợ ông bà Khadija và bà trở thành người Hồi giáo đầu tiên. Ba năm sau Allah lệnh cho ông mời gọi mọi người vào đạo Hồi. Trước lời mời này những người quyền lực trong xã hội Mecca, ban đầu họ xúi giục sau tra tấn những người Hồi giáo hòng bắt họ từ bỏ con đường này [3]. Ông Muhammed trước tình cảnh phiền nhiễu này đã ra đi tìm miền đất mới nơi mà người Hồi giáo có thể sống tự do sinh hoạt thoải mái. Nơi được chọn đầu tiên là Ethiopia, năm 615 một số người Hồi giáo đã di cư đến mảnh đất này. Một năm sau, dòng di cư lần thứ hai bắt đầu [4].

Những người Hồi giáo còn lại ở Mecca, đối mặt với tình cảnh khốn khổ và bị hành hạ, họ đã quyết định sống tại khu phố của bác Ebu Talib. Chẳng may thay, những kẻ thù của người Hồi giáo đã lợi dụng cơ hội này để cấm việc giao thương và thậm chí ai giúp đỡ những người Hồi giáo sẽ bị kì thị xa lánh. Như thế, các lệnh tẩy chay này diễn ra suốt ba năm. Trong thời gian này những người Hồi giáo phải chịu mất mát về thể chất cũng như tài sản. Cũng cùng lúc đó, vợ ông bà Khadija và người ông xem như là cha mình bác Ebu Talib qua đời [5].

Trước sức ép những người lãnh đạo đa thần ở Mecca gây ra, ông cất công tìm nơi di cư một lần nữa. Ông cân xét thành phố Taif nơi họ hàng mẹ ông sống nhưng không nhận được phản hồi tích cực từ người dân nơi này. [6]

Năm 621 vào thời gian hành hương, một nhóm người Yasrib (tên cũ của Madinah) tới Mecca đã gặp ông Muhammed tại Aqaba, sau cuộc gặp gỡ này họ đã trở thành người Hồi giáo. Nhóm người này khi trở vè Yasrib đã giải thích và kể về Hồi giáo cho những người khác. Những người lắng nghe cũng đã chấp nhận Hồi giáo. Lúc Nhà tiên tri Muhammed nói chuyện với nhóm người ấy, ông có đề cập đến chuyện ông đang trên đường tìm kiếm miền đất mới nơi người Hồi giáo có thể sinh sống. Nhóm người ấy hứa rằng người Hồi giáo có thể đến sống tại Yasrib và họ muốn ông trở thành nhà lãnh đạo cho nhà nước sắp được thành lập. Sau cuộc gặp gỡ này, năm 622 người Hồi giáo bắt đầu di cư đến Yasrib. Những người Ả-rập thù địch với người Hồi giáo dù có cố gắng ngăn cản cuộc di cư đến mấy cũng không thành công và một năm sau, cuộc di cư này đã hoàn tất. Như thế 13 năm sinh sống của những người Hồi giáo ở Mecca đã kết thúc và họ bắt đầu cuộc sống mới ở Madinah [7].

Cùng với việc người Hồi giáo đến Yasrib, Nhà tiên tri Muhammed đã đổi tên nơi đây thành Madinah. Ông đã ký một bản thỏa thuận với người dân ở đây về cách chung sống giữa những người thuộc chủng tộc, tôn giáo và có tiếng nói khác nhau. Tên bản thỏa thuận này là Hiệp ước Madinah. [8]

Những thế lực thù địch không hài lòng với cuộc sống của những người Hồi giáo ở Madinah, nên họ cố xóa sổ người Hồi giáo khỏi lịch sử với ba trận chiến lớn: Badr [9], Uhud [10] và Trench [11]. Họ đã không đạt được mục đích mong đợi. Ngược lại sau ba trận chiến lực lượng người dân Hồi giáo trở nên mạnh hơn và những thế lực thù địch trở nên suy yếu mất đi uy tín.

Năm 628, Nhà tiên tri Muhammed ra lệnh cho người dân Hồi giáo bắt đầu chuẩn bị cho việc thực hiện Umrah (hành hương). Khi Nhà tiên tri Muhammed  và người dân Hồi giáo lên đường đến Mecca, họ đã bị các kẻ thù đe dọa và bắt dừng lại tại Hudaybiyyah. Nhà tiên tri Muhammed đã phái ông Osman làm sứ giả đến nói chuyện với bên phía Mecca với mục đích thông báo rằng họ không đến để giao chiến mà để thực hiện Umrah. Người dân Hồi giáo khi nghe được tin báo giả rằng người dân ở Mecca đã giết chết ông Osman, họ đã thề với Nhà tiên tri Muhammed sẽ chiến đấu với những kẻ địch này đến cùng. Hay tin này, phía bên Mecca đã thả tự do cho ông Osman. Đồng thời họ gởi một nhóm sứ giả ba người đến nói chuyện với Nhà tiên tri Muhammed. Sau đàm phán một thỏa thuận hòa bình đã được ký kết. [12]

Có nhiều điều khoản được chấp nhận theo yêu cầu của bên đối phương nhưng nhờ vào bản thỏa thuận này. Người dân Hồi giáo và người dân đa thần giữ được hòa bình, thế lực thù địch cũng đã chính thức thừa nhận nhà nước Hồi giáo. Trong thời gian hòa bình này, Nhà tiên tri Muhammed đã gởi thư thông báo tuyên ngôn đến các nước láng giềng như đế quốc La Mã và Ba Tư. [13]

Một năm sau thỏa thuận, bộ tộc Banu Bakr đồng minh của những người theo đa thần đã vi phạm điều khoản và tấn công bộ tộc Banu Khuzaa trong khi nhóm này đang dưới sự bảo hộ của người dân Hồi giáo. Sau cuộc tấn công này, Nhà tiên tri Muhammed thông báo rằng sẽ bắt những kẻ giết hại người dân bộ tộc Banu Khuzaa nợ máu sẽ trả bằng máu và những đồng minh của bộ tộc Banu Bakr phải chấm dứt mối liên hệ ngay, nếu không bản thỏa thuận Hudaybiyyah sẽ bị vô hiệu, đồng thời sẽ dẫn đến chiến tranh. Những thế lực thù địch ở Mecca quyết định sẽ chuẩn bị cho chiến tranh. Nhưng không lâu sau, họ đã ân hận vì lựa chọn này và phái sứ giả đến đàm phán với Nhà tiên tri Muhammed. Trong cuộc đàm phán này, phía Hồi giáo không thay đổi quyết định sẽ giao chiến của mình. Năm 630 với việc thỏa thuận bị hủy bỏ, người dân Hồi giáo đã chinh phạt Mecca mà không cần đến chiến tranh đẫm máu. Nhà tiên tri Muhammed đã công bố lệnh ân xá và ra lệnh phá hủy các bức tượng thờ thần thánh ở Kaaba [14].

Sau những thế lực ở Mecca, kẻ thù mới xuất hiện là bộ tộc Thaqif và Hawazin. Hay tin các tượng thờ bị phá hủy, sợ rằng các bức tượng thờ của họ cũng sẽ có chung tình cảnh nên họ đã chuẩn bị cho chiến tranh. Được tin này, Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) lệnh cho người dân Hồi giáo sẵn sàng ứng chiến. 16 ngày sau cuộc chinh phạt Mecca, hai quân đội đã giao chiến tại Huneyn. Người dân Hồi giáo đã chiến thắng trận chiến này. Theo sau đó, nơi nào quân đội Hawazin thoái lui nơi đó chiến trận tiếp diễn, người Hồi giáo rượt đánh đuổi và giành chiến thắng ở những nơi đây. [15]

Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) và thiên thần Gibreal hằng năm vào tháng Ramadan họ ngồi lại để đọc Quran. Vào năm Nhà tiên tri Muhammed từ trần, họ đã cùng nhau hoàn tất việc đọc hai lần. [16]

Năm 632, cùng với việc đạo Hồi được truyền bá rộng rãi và người Hồi giáo có thể sống theo đạo của mình một cách thoải mái tự do, Nhà tiên tri Muhammed cảm thấy nhiệm vụ của mình đã đi đến hồi kết. Vì ông muốn thông báo và nhắc nhở lần cuối cùng cho người Hồi giáo về những luật lệ trong xã hội, về đạo đức và luật pháp mà ông đã đem đến, ông đã bảo người dân Hồi giáo thực hiện Haji (hành hương). Vào năm di cư thứ mười, người Hồi giáo đã thực hiện xong Haji và vào ngày lễ thứ tư ông thực hiện bài Khutbah cuối cùng (bài thuyết giáo) [17]. 82 ngày sau đó, ông qua đời [18]. Một trong những điều đáng được nêu ra là trong thời đại của Nhà tiên tri Muhammed, suốt quá trình xung đột chiến tranh giữa người Hồi giáo và người không theo đạo Hồi, số người thiệt mạng là khoảng 500. Thêm vào đó, ông đã thực hiện nhiệm vụ Nhà tiên tri trong 23 năm nhưng chỉ liên quan đến các hoạt động quân sự trong 1,5 năm. Những năm còn lại trải qua trong hòa bình và đạo Hồi được truyền bá dưới hình thức mời gọi. Trong bài viết về cuộc đời này của ông, các trận chiến được nêu ra không phải vì cuộc đời ông được gắn liền với chiến tranh mà vì nó chứa nhiều khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời ông.


[1] Mahmûd Paşa el-Felekî, et-Taḳvîmü’l-ʿArabî ḳable’l-İslâm, s. 33-44.
[2] İbn İshak, es-Sîre, s. 59.
[3] İbn Hişâm, es-Sîre, I, s. 244.
[4] İbn İshak, es-Sîre, s. 210.
[5] Ahmed b. Muhammed el-Kastallânî, el-Mevâhibü’l-Ledünniyye, I, s. 266.
[6] İbn Sa‘d, eṭ-Ṭabaḳât, I, s. 212.
[7] Yâkut, Muʿcemü’l-Büldân, IV, s. 134.
[8] Vâkıdî, el-Meġāzî, I, s. 176.
[9] İbn Sa‘d, eṭ-Ṭabaḳât, II, 11-27.
[10] Vâkıdî, el-Meġâzî, I, s. 199-334.
[11] İbn Sa‘d, eṭ-Ṭabaḳât, II, s. 65-74.
[12] İbn Hişâm, es-Sîre, II, s. 308-322.
[13] İbn Sa‘d, es-Sîre, I, s. 260.
[14] İbn Hişâm, es-Sîre, IV, s. 49-50.
[15] İbn Sa‘d, eṭ-Ṭabaḳât, II, s. 89-90; 117; 127
[16] Buhârî, Bedʾü’l-vaḥy, s. 5; Menâḳıb, s. 25.
[17] các bài thuyết giáo mà Nhà tiên tri Muhammed đã đọc trong dịp hành hương cuối cùng (bài phát biểu trước cộng đồng trong quá trình thực hiện một số nghi lễ).
[18] İbn Sa‘d, eṭ-Ṭabaḳât, II, s. 172-189.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here