London Escorts sunderland escorts asyabahis.org dumanbet.live pinbahiscasino.com www.sekabet.net olabahisgir.com maltcasino.net faffbet-giris.com asyabahisgo1.com dumanbetyenigiris.com pinbahisgo1.com sekabet-giris2.com www.olabahisgo.com maltcasino-giris.com www.faffbet.net www.betforward1.org betforward.mobi www.1xbet-adres.com 1xbet4iran.com www.romabet1.com www.yasbet2.net www.1xirani.com romabet.top www.3btforward1.com 1xbet 1xbet-farsi4.com بهترین سایت شرط بندی بت فوروارد
HomeCâu hỏi quan trọngCác Loại Đồ Ăn Uống Bị Cấm Trong Hồi Giáo

Các Loại Đồ Ăn Uống Bị Cấm Trong Hồi Giáo

Trong suốt lịch sử, một số loại đồ ăn và đồ uống được xem là haram, cả về mặt tôn giáo lẫn văn hóa. Các nhà tiên tri được gửi đến cho mọi thời kỳ, cũng truyền đạt cho mọi người những mệnh lệnh và các điều cấm liên quan đến cuộc sống hàng ngày cùng với các nguyên tắc cơ bản của đức tin, đồng thời họ làm gương bằng cách áp dụng chúng trong cuộc sống của chính họ.

Theo đức tin trong Hồi giáo, Allah cấm những thứ gây hại cho cơ thể và ảnh hưởng xấu đến con người, thay vào đó Ngài ra lệnh cho chúng ta ăn những thứ sạch sẽ và biết ơn. [1] Cùng với điều này, trong câu thứ 168 của Surah Al-Baqara, Allah ra lệnh; “Hỡi loài người! Hãy dùng các thức ăn halal và tayyib (ngon sạch) được tìm thấy trên trái đất; đừng theo satan, vì đó là kẻ thù rõ rệt của các ngươi”. Câu kinh này cho mọi người biết rằng các thực phẩm không sạch và không halal thực sự là một phép thử và satan sẽ suy khiến mọi người thất bại trong thử thách này. Ngoài ra, với cụm từ “halal và tayyib” được đề cập, câu kinh có ý rằng những thực phẩm và đồ uống được tiêu thụ có đặc tính phù hợp, nghĩa là các thực phẩm này lành mạnh và sạch về mặt gen di truyền.

Những thực phẩm không được xem là thích hợp để tiêu thụ được đề cập đến trong bốn câu trong Kinh Quran. [2] Những thực phẩm bị cấm được đề cập trong những câu này như sau;

  • Xác vật chết (động vật chết tự nhiên)
  • Máu (uống máu chảy ra từ thịt)
  • Lợn
  • Động vật bị giết lấy thịt mà để nhân danh một ai đó không phải là Allah

Ngoài ra, uống rượu và sử dụng các loại cây cỏ có chứa chất nghiện cũng bị cấm qua các câu kinh và các hadith. [3] Hai câu nói của Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) “Mọi thứ mà gây say xỉn đều là haram.” [4] và “Những thứ gây say xỉn có dù với một lượng ít cũng là haram”, cho thấy rằng rượu và chất gây nghiện là haram bất kể số lượng hay loại.

Câu thứ 96 của Surah Maide báo các thực phẩm biển là halal và Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) nói “Nước biển trong sạch, sinh vật chết trong đấy là halal” cho thấy các sinh vật biển đánh bắt được cũng là halal. [6] Các imam của các giáo phái Hồi giáo, thông qua các câu kinh thánh và hadith, xem tất cả các loài cá là halal. Tuy nhiên, họ có những quan điểm khác nhau về việc tiêu thụ các loài động vật như cá sấu, rắn nước, cua, ếch, mực, tôm và trai sò, một số xem đây là động vật săn thịt và có hại, một số khác xem những động vật này là bẩn. [7]

Ngoài ra, việc kiếm thu nhập bất hợp pháp, tức là thu nhập có được thông qua những cách bất hợp pháp, như các công việc bị cấm bởi Allah, không được coi là halal. Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) nhấn mạnh rằng những thực phẩm được mua với lợi nhuận như vậy sẽ ngăn cản việc các lời cầu nguyện được chấp nhận những cũng như sự thờ phượng: “Khi một người thực hiện cuộc hành trình dài theo con đường của Allah. Với mái tóc rối bù và đầy bụi, người ấy mở hai tay lên trời cầu nguyện: Hỡi Allah! Hỡi Allah! Tuy nhiên, những gì người ấy ăn là haram, những gì người ấy uống là haram, và thực phẩm của người ấy là haram. Làm sao lời cầu nguyện của một người như vậy có thể được chấp nhận?”[8] Như đã được báo trong các câu kinh và hadith, trong khi phạm vi của halal khá rộng và những thứ có thể ăn và uống được khá lớn trong Hồi giáo, thực phẩm và đồ uống bị cấm lại rất ít so với những thứ halal. Trong lệnh cấm đó các lợi ích về bảo vệ sức khỏe hoặc bình an trong cộng đồng được xem xét.


[1] Bakara/172

[2] Bakara/173, Maide/3, Enam/145, Nahl/115

[3] Maide/90-91

[4] Buhari, “Edeb”, 80;Müslim, “Eşribe”, 67-75

[5] Tirmizi, “Eşribe”,3

[6] Ebû Dâvud, “Tahâret”, 41

[7] Các thực phẩm biển khác ngoài cá, không được các học giả Hanafi xem là halal. Theo các học giả Maliki và Hanbali, động vật biển về nguyên tắc là halal. Tuy nhiên, các loài động vật săn mồi như cá sấu không phải là halal.

Trong giáo phái Shafi’i, các loài động vật như ếch, cua, rùa và rắn nước, có thể sống cả trên cạn và dưới nước, không phải là halal vì chúng ác tính và có hại. Ngoài những thứ này, hải sản như sò trai, mực, tôm hùm và tôm là helal.

(kaynak: https://kurul.diyanet.gov.tr/Cevap-Ara/987/yengec–istakoz–karides–kalamar–midye–kurbaga-vs–gibi-deniz-urunleri-yenir-mi-?enc=QisAbR4bAkZg1HImMxXRn5PJ8DgFEAoa2xtNuyterRk%3d) [8] !” (Müslim, Zekât 65; Ayrıca bk. Tirmizî, Tefsîru’l-Kur’ân 3.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here