HomeCâu hỏi quan trọngCách Tiếp Cận Của Hồi Giáo Đối Với Chủ Nghĩa Tư Bản

Cách Tiếp Cận Của Hồi Giáo Đối Với Chủ Nghĩa Tư Bản

Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và hoạt động của chúng để đạt lợi nhuận.

Hệ thống này được xây dựng theo sự quan tâm về lợi ích cá nhân và dựa trên sự tự do của một số cảm xúc được đặt vào con người trong quá trình tạo hóa. Quyền tự do sở hữu và chiếm hữu, tự do ngôn luận, tự do suy nghĩ và tư tưởng, tự do hợp đồng trong các quan hệ thương mại là những nền tảng của hệ thống này. Các phong trào chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đã xuất hiện do hệ thống tư bản chủ nghĩa tạo ra các cơ hội kinh tế và sử dụng quyền người lao động làm nguyên liệu để bóc lột.

Trong các xã hội tư bản, thực tế là người làm công, làm việc với mức lương dưới mức trung bình và thu được mức thù lao không tương xứng với sức lao động thông qua ngân hàng, việc này càng làm sâu sắc thêm sự chênh lệch kinh tế giữa người giàu và người nghèo. Không thể đánh giá một xã hội đủ văn minh khi hai nhóm người không thể cùng nhau chung sống thịnh vượng.

Hệ thống kinh tế do Hồi giáo vạch ra hoàn toàn khác với chủ nghĩa tư bản. Trước hết, mặc dù không có giới hạn làm giàu nào trong đạo Hồi, có tồn tại các nguyên tắc về cách làm giàu và những điều cần lưu ý khi tích lũy vốn.

Hồi giáo không đặt ra giới hạn cho con người trong việc kiếm tài sản. Tuy nhiên trong phạm vi vô hạn này, theo kinh tế học Hồi giáo, hai điều kiện được đặt ra cho người Hồi giáo. Đầu tiên là người Hồi giáo không nên quên rằng những gì họ có là các vật tín được tin tưởng trao gởi cho họ. Thật rằng, vì con người là khalif của Allah trên trái đất (đại diện của Allah trên trái đất), con người chỉ có quyền sở hữu tài sản với tư cách là người được ủy thác. Điều kiện thứ hailà tài sản được giao cho con người phải được chi tiêu như mong muốn của người giao phó-Allah. Nói cách khác, trong khi một người Hồi giáo tiêu xài của cải của mình, người ấy không nên bỏ qua các giá trị đạo đức của Hồi giáo, đặc biệt là các điều khoản halal và haram, các vấn đề như tình anh em, công bằng xã hội và kinh tế. Ngoài ra, của cải tài sản của con người phải được kiếm theo tiêu chí Hồi giáo. Chúng ta có thể liệt kê các tiêu chí này như sau:

1. Tính liêm chính trong giao dịch phải được duy trì trong mọi trường hợp. [1]

2. Bắt buộc phải thanh toán đúng hạn các quyền lợi của người lao động. [2]

3. Khách hàng không nên bị lừa dối. [3]

4. Tham ô tài sản của người khác là sự trộm cắp và bội tín. [4]

5. Để công lý được thực thi trong trường hợp vay nợ phải viết giấy nợ và phải có người làm chứng. [5]

6. Khoản nợ đáp ứng được nhu cầu và được trả đúng hạn là tốt nhất. Tuy nhiên, thời gian trì hoãn nên được đưa ra thêm để giải quyết các khoản nợ của những người gặp khó khăn. [6]

7. Một người xứng đáng với những gì người ấy đã làm. [7] Thu nhập không nên được kiếm nhiều lên do trộm cắp/tham nhũng. [8]

8. Không nên dùng hối lộ để giải quyết nhanh chóng các vấn đề. [9]

9. Không nên kiếm lời bằng cách khai thác tình cảm tôn giáo. [10]

10. Không nên gian lận việc cân đo. [11]

11. Nên tránh cờ bạc và đầu cơ. [12]

12. Không nên tiếp cận lãi suất. [13]

13. Nên tránh trữ hàng với mục đích sau này tăng giá. [14]

Trong đạo Hồi, những người chỉ nghĩ đến việc tích trữ hàng hóa và lười biếng chỉ biết nắm giữ của cải trong tay cũng không được chào đón nồng nhiệt. Trong Kinh Quran, những người này bị làm cho sợ hãi bởi câu kinh, “(Địa ngục) gọi tên những người muốn quay lưng lại với sự thật và chỉ muốn ngồi trên của cải đã thu thập.” Gắn bó với của cải tài sản một cách thái quá cũng là một hành vi đáng hổ thẹn trong Hồi giáo. [16]

Trong đạo Hồi, có rất nhiều câu kinh và hadith khuyến khích làm việc và kiếm tiền với mục đích chi tiêu, cho zakat, bố thí và không phụ thuộc vào người khác. Một số câu trong số này là:

“Đừng ham muốn những gì Allah ban tặng hơn cho người này hay người khác. Đàn ông có vận số về những gì họ kiếm được và phụ nữ cũng có vận số về những gì họ kiếm được. Hãy cầu xin ơn Allah; Chắc chắn rằng Allah biết tất cả mọi thứ. ”[17]

“Thứ tốt nhất mà một người ăn được là thứ từ thu nhập của chính người ấy.” [18]

“Hỡi Allah, tôi tìm kiếm nơi nương tựa nơi Ngài khỏi sự yếu đuối, lười biếng, hèn nhát, sa đọa và keo kiệt.” [19]

Như đã nêu, cơ sở của chủ nghĩa tư bản là dựa trên chủ nghĩa duy vật. Trong chủ nghĩa tư bản, mục đích trước mắt đối với con người là sống trong sự giàu có xa hoa và tiêu dùng nó theo ý mình. Do đó, điều này cung cấp một khu vực tự do không giới hạn cho con người. Vì những lý do này, các quan điểm chủ nghĩa tư bản không thể tìm được chỗ đứng trong đạo Hồi.

Khái niệm kinh tế của Hồi giáo là một cách tiếp cận cân phù hợp với đặc điểm của nhân loại được tạo ra, tránh xa các cực đoan của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Mặc dù đạo Hồi một mặt khuyến khích lao động, sản xuất và kiếm tiền, mặt khác Hồi giáo cũng khuyến khích sử dụng những gì họ kiếm được như một phương tiện giúp đỡ và mang đến sự tốt lành cho tất cả các thành phần của xã hội thay vì biến nó thành một phương tiện vượt trội so với mọi người. Vì vậy, những người kiếm tiền phải có trách nhiệm cho những người trong hoàn cảnh thiếu thốn, cho cả hai loại người này thì tình hình kinh tế của họ được tập trung vào việc khiến họ tăng cường mối quan hệ với Allah.


[1] Nisa, 29; Bakara, 168.

[2] Şuara, 183.

[3] Şuara 181-183.

[4] Bakara, 60.

[5] Bakara, 282.

[6] Bakara 280.

[7] Necm 39.

[8] Maide 38- 39; Nisa, 29.

[9] Bakara, 188.

[10] Tevbe, 34.

[11] Mutaffifin, 1- 6.

[12] Maide, 90- 91.

[13] Bakara, 275.

[14] Tevbe, 35.

[15] Mearic, 18.

[16] Tevbe, 24.

[17] Nisa, 32.

[18] Ebû Dâvûd, Büyû’ (İcâre), 77. [19] Müslim, Zikir, 76.