HomeCâu hỏi quan trọngCách Tiếp Cận Của Hồi Giáo Đối Với Thiên Tai Thảm Họa

Cách Tiếp Cận Của Hồi Giáo Đối Với Thiên Tai Thảm Họa

Từ thảm họa và thiên tai được sử dụng để diễn tả các sự kiện có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoặc phần lớn xã hội, chẳng hạn như dịch bệnh, nạn đói, chiến tranh.

Thiên tai có thể dẫn đến sự tàn phá lớn về vật chất và thiệt hại về nhân mạng. Thảm họa thiên nhiên phá vỡ, hạn chế hoặc thậm chí khiến con người bất lực trong việc kiểm soát, tổ chức và chỉ đạo trật tự cuộc sống quen thuộc. Thiên tai cũng đồng thời cho thấy sự hạn chế của sức người.

Allah tạo ra sự sống và cái chết để thử xem ai sẽ tin và ai sẽ không, ai sẽ thích làm những việc tốt có ích. [1] Theo những lựa chọn mà con người thực hiện trong cuộc sống của thế giới này, con người xác định cuộc sống của mình trong thế giới ngày sau. [2] Thế giới và mọi thứ kèm trong đó luôn ở tình trạng biến đổi, tức là trong trạng thái hình thành và suy thoái. Do đó, thảm họa, đặc biệt là cái chết, là một trong những thực tế của thế giới này.

Như được nêu trong Kinh Quran, con người với tư cách cá nhân thỉnh thoảng sẽ được cảnh báo về những hình phạt mà họ phải đối mặt, cũng như những thảm họa mà họ sẽ bị ảnh hưởng với tư cách là một cộng đồng. [3] Ví dụ, các cộng đồng từ chối thông điệp của nhiều nhà tiên tri như Tiên tri Noah (AS), Lot, Hud, Salih, Shuayb và Musa, các cộng đồng vi phạm những quy tắc do Allah đặt ra cho xã hội, do đó các cộng đồng này bị phá hủy bởi các thảm họa như động đất, bão [4], và bị nhấn chìm trên biển [5]. [6] Cũng cần nói thêm rằng trong Kinh Quran có ghi rằng, các cộng đồng sẽ không chịu thiên tai hủy hoại nếu không phạm bất kỳ tội lỗi nào: “Allah sẽ không thay đổi những gì có trong một cộng đồng cho đến khi họ tự thay đổi những gì trong đó.” [7] “Vì những gì con người đã gây ra từ chính đôi bàn tay của họ, trật tự trên đất liền và biển bị xáo trộn; vì vậy Allah làm cho họ nếm trải một số điều mà họ đã làm để họ có thể qua đầu trở lại. Hãy nói: “Hãy đi khám phá các vùng đất và xem xét số mệnh của những cộng đồng trước đây. Hầu hết họ đều là những người theo thuyết đa thần.” [8] “Mọi bất hạnh ập đến với các ngươi là do những gì các ngươi đã làm; vả lại, Allah đã tha thứ cho nhiều người.”[9]

Các cộng đồng xã bội không bị trừng phạt ngay sau mỗi hành vi sai trái khi vi phạm luật lệ liên quan đến đời sống tự nhiên và xã hội. Allah muốn mọi người làm điều đúng bằng cách thử họ theo nhiều cách khác nhau, khi họ tỏ ra u lì với lỗi lầm của mình, Ngài sẽ trừng phạt họ để khuyến khích họ từ bỏ lỗi lầm. Điều này được diễn tả trong Kinh Quran như sau: “Chúng ta chắc chắn đã gửi các sứ giả đến các quốc gia trước các ngươi. Tiếp đó, để họ biết khẩn cầu xin, Chúng ta để họ nếm mùi khó khăn và bệnh tật. “[10] Cũng được nêu thêm rằng con người không bị trừng phạt ngay lập tức vì những gì họ làm: “Nếu Allah trừng phạt con người ngay lập tức vì những gì họ đã làm, Ngài sẽ không để lại một sinh vật sống nào trên mặt đất; nhưng Ngài ban cho họ thời gian hoãn cho đến khi một cột móc thời gian được chỉ định. Khi thời gian của họ kết thúc, (mọi người sẽ hiểu rằng) Allah nhìn thấy và biết rõ các tôi tớ của Ngài.”[11]

Sẽ không đúng nếu giải thích rằng mọi thảm họa thiên nhiên là sự trừng phạt. Một số thiên tai diễn ra trong khuôn khổ của các quy luật vận hành tự nhiên mà Allah đã sắp đặt trong trật tự cuộc sống. Không thể nào ngăn chặn hoặc giảm thiểu những thảm họa này. Trên thực tế, hệ sinh thái trong trạng thái cân bằng. Sự phá vỡ sự cân bằng này sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Ngoài ra, thiên nhiên có giới hạn của nó, nếu thiên nhiên không được tận dụng một cách tiết kiệm, một ngày nào đó nó sẽ trở nên không thể đáp ứng nhu cầu của các sinh vật.

Theo đạo Hồi, có cái tốt trong mọi thứ mà Allah tạo ra, nhưng người ta giải thích một số sự kiện là điều xấu vì họ không thể nhận thức được sự toàn bộ của sự việc. Ví dụ, sự hoạt động của núi lửa, sự tồn tại của bão và lốc xoáy có nhiều lợi ích cho trật tự và hoạt động của vũ trụ. Tuy nhiên, nếu con người không xây dựng những ngôi nhà có khả năng chống chọi với những sự kiện thiên nhiên này, nếu xây dựng nhà cửa trên bờ biển và núi lửa mà không tính đến khả năng xảy ra những sự kiện thiên nhiên này thì những điều này có thể biến thành thảm họa thiên nhiên cho con người. Sau cùng, trong cuộc sống của thế giới này, một hệ quả tất yếu là các cộng đồng xã hội sẽ gặp phải một số vấn đề. Allah nêu tình trạng này như sau: “Thật vậy, với một chút sợ hãi và đói khát; Chúng ta sẽ thử thách với sự mất mát của cải, sinh mạng và hàng hóa. Hãy báo tin vui cho những ai kiên nhẫn! Khi một tai họa ập đến, họ nói, “Quả thật, chúng tôi thuộc về Allah và chúng tôi chắc chắn sẽ trở về với Ngài.” Những điều này là sự khoan hồng và sự thương xót của Allah , và đây là những người đi trên con đường đúng đắn.”[12]


[1] Mülk, 2.

[2] Yunus, 108.

[3] Enfal, 25.

[4] Ankebut, 40.

[5] Enfal, 54.

[6] Hac, 42- 44.

[7] Ra’d, 11.

[8] Rum, 41- 42.

[9] Şura, 30.

[10] En’am, 42.

[11] Fatır, 45. [12] Bakara, 155- 157.