Free Porn
xbporn

https://www.bangspankxxx.com
HomeĐời sống xã hội trong Hồi giáoChủ Đề Sự Sạch Sẽ Trong Hồi Giáo

Chủ Đề Sự Sạch Sẽ Trong Hồi Giáo

Sự sạch sẽ có một vị trí rất quan trọng trong đạo Hồi. “Mutahir”[1] là một trong những cái tên của Allah được đề cập trong Kinh Quran, có nghĩa là “tẩy rửa, thanh tẩy”. Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) nêu lên tầm quan trọng của sự sạch sẽ với câu sau “Allah đẹp đẽ, Ngài ấy yêu thích cái đẹp; Ngài sạch sẽ và yêu thích sự sạch sẽ; Ngài ấy cao thượng; Ngài ấy thích sự hào phóng.”[2] và nhấn mạnh rằng đây là một điểm giúp đạt được sự chấp thuận của Allah. 

Vào thời kỳ Hồi giáo ra đời (thế kỷ thứ 6), những hướng dẫn quan trọng nhất cho nền văn minh là Kinh Quran và sunnah của Nhà tiên tri Muhammed (SAWS)- lời nói và hành động của ông. Trong đạo Hồi, sự sạch sẽ của cơ thể và môi trường được coi trọng cũng như sự sạch sẽ của thế giới nội tâm con người. Hai tình huống này bổ sung cho nhau và sau đây được xem xét dưới tiêu đề ‘sự sạch sẽ về vật chất và tinh thần’.

• Sự sạch sẽ về vật chất:

  1. 1.Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) chú ý đến việc dọn dẹp hàng ngày của mình và luôn khuyến khích điều này với ummah (cộng đồng)[3]. Ông đề cao sự sạch sẽ bằng cách nói, “Fitrah[4] là năm, hoặc năm điều này bắt nguồn từ fitrah: cắt bao quy đầu, cạo lông ở vùng háng, cắt móng tay, nhổ lông nách và cắt ngắn ria mép.”[5], “Nếu không quá nhọc nhằng cho ummah thì tôi đã ra lệnh cho họ sử dụng miswak[6] trong mỗi lần thực hiện cầu nguyện”[7] ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm sạch răng. Ngoài ra, ông cũng nói về số lần tắm gội tối thiểu trong điều kiện của thời kỳ có nguồn nước hạn chế, “Mọi người Hồi giáo đều có quyền gội đầu và tắm rửa cơ thể mỗi tuần một lần.”[8].
  2. Khi coi thể xác và tâm hồn là một tổng thể, thì việc tẩy rửa cơ thể vật chất là một phương tiện để tẩy rửa tâm hồn. Người Hồi giáo thực hiện wudu (tẩy rửa) trước khi thờ phượng, họ làm sạch các bộ phận cơ thể có khả năng bị dơ bẩn với đức tin rằng họ đồng thời được tẩy rửa về mặt tinh thần và thực hiện cầu nguyện. Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) nói rằng những gì đã làm không chỉ là một cuộc tẩy rửa vật chất, “Thật vậy, ummah của tôi sẽ được gọi vào Ngày phán xét với khuôn mặt sáng sủa và tay chân sạch sẽ vì dấu vết của wudu. Bất cứ ai có khả năng làm tăng ánh sáng cho khuôn mặt của mình thì nên làm điều này.” [9]. Quần áo khi cầu nguyện cũng như nơi cầu nguyện hướng về Kaaba phải sạch sẽ, đây cũng là những quy tắc của đạo Hồi.[10]
  3. Theo cách diễn đạt trong kinh Quran, cùng với sự sạch sẽ bên ngoài thì vấn đề thực phẩm sạch và halal cũng rất quan trọng [11]. Allah nói “hãy ăn và uống từ nguồn thực phẩm sạch và halal” [12] trong nhiều câu kinh là để nhấn mạnh rằng miếng cắn thức ăn của một người cũng ảnh hưởng đến linh hồn của anh ta. Ở đây một lần nữa nhắc nhở rằng thể xác và linh hồn ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, sự thanh lọc vật chất không độc lập với sự thanh lọc tinh thần. Điều rất quan trọng là phải ăn thực phẩm halal[13] và nên tránh những thực phẩm mà nghi ngờ là haram[14].
  4. Allah đã tạo ra thế giới theo một trật tự một cách hoàn hảo nhất.[15] Từ con số không Ngài đã tạo ra mọi thứ cần thiết để con người tồn tại. Theo đó, thế giới là một phước lành và đồng thời là một vật gởi được Allah phó thác cho con người.[16] Đức tin vào đạo Hồi lệnh cho mọi người nhìn và suy ngẫm về sức mạnh của Allah trong môi trường, thiên nhiên và trong mọi thứ được tạo ra, đồng thời bảo vệ những vật được phó thác này theo cách tốt nhất có thể.[17]

• Sự thanh lọc về tinh thần:

  1. Người Hồi giáo nên đồng thời tìm cách thanh lọc bản thân về mặt tinh thần trong khi tẩy rửa bên ngoài. Mọi người Hồi giáo phải ngăn ngừa bản thân và những người xung quanh khỏi những thói quen xấu mà Allah không thích. Trong câu kinh, “Hãy có một cộng đồng giữa các ngươi kêu gọi điều thiện, khuyến khích điều thiện và ngăn cấm điều ác. Đó là những người sẽ thành công.”[18] Theo đó, nếu một người Hồi giáo có những tính xấu như nói dối, nói sau lưng, vu khống, đạo đức giả, trộm cắp, bội tín, kiêu ngạo, đố kỵ, tham lam, khoe khoang thì người đó cần được thanh tẩy bằng cách từ bỏ các tật xấu đó và khuyên điều thiện, điều đẹp bằng cách gợi mở những suy nghĩ tích cực cho những người xung quanh.
  2. Mỗi người đều phạm tội lỗi, bởi vì con người được gửi đến thế giới để được thử thách và họ là những sinh vật có ý chí. Điều quan trọng là từ bỏ tội lỗi ngay lập tức và bày tỏ sự hối hận với sự ăn năn chân thành với Allah. Cùng với câu kinh trong Kinh Quran nói rằng Allah yêu thích những người cố gắng được thanh tẩy[19], Ngài ấy cũng nói thêm những người tự thanh tẩy bản thân chắc chắn sẽ đạt được sự cứu rỗi[20]. Trong câu 222 của Surat al-Baqara, việc tẩy rửa cơ thể được đề cập cùng với sự ăn năn, tức là gián tiếp tuyên bố rằng cơ thể và linh hồn của con người là một thể thống nhất.

Ngoài những điều này, một giá trị quan trọng khác là việc làm sạch tài sản. Điều này có thể thực hiện được với sadaqah (từ thiện tình nguyện) [21] và zakat (từ thiện bắt buộc)[22]. Bằng cách quyên góp một số thu nhập của mình, các tín đồ mong muốn thanh tẩy sự haram cản trở thu nhập của họ.


[1] Ali imran/55, Maide/41

[2] Müslim, Îmân, 147; Tirmizî, Edeb, 41

[3] “Sạch sẽ là một nửa của đức tin.” (Müslim, Taharet 1)

[4] Fitrah: đặc điểm của tạo vật

[5] Buhari, libas 63

[6] Miswak: một loại bàn chải đánh răng được làm từ cành cây

[7] Buhârî, Cum`a, 8, Temennî, 9, Savm, 27; Müslim, Tahâre, 42; Ebû Dâvud, Tahâre, 25; Tirmizî Tahâre, 18

[8] Buhari, Cum’a 12; Müslim, Cum’a 9

[9] Buhârî, Vudû’ 3; Müslim, Tahâret 35

[10] Müddessir/4-5, Bakara/125, Hac/26

[11] A’raf/31

[12] Enfal 8/69; Nahl 16/114; Tâhâ 20/81; Müminûn 23/51

[13] Halal: Những điều mà Allah xem là phù hợp và không ngăn cấm

[14] Haram: Những điều mà Allah không chấp thuận và cấm

[15] Mülk/3

[16] Mü’minun/8

[17] Ra’d/3

[18] Ali imran/104

[19] Tevbe 9/108.

[20] Şems 91/9-10.

[21] Bkz. “Từ thiện trong đạo Hồi” [22] Bkz “Zakat là gì? Tại sao được lệnh phải thực hiện?”