Theo Hồi giáo mỗi đứa trẻ được sinh ra theo lẽ tự nhiên [1]. Khi những đứa trẻ qua đời, mà chưa trải qua độ tuổi dậy thì và trách nhiệm tôn giáo của những đứa trẻ này chưa bắt đầu thì chúng sẽ được công nhận là hoàn toàn không có tội lỗi và mãi mãi ngày sau sẽ được sống nơi thiên đàng.
Dẫu cho cha mẹ của bọn trẻ không là người Hồi giáo đi chăng nữa thì điều này vẫn được áp dụng. Nhà tiên tri Muhammed bảo rằng- “Ngài đã thấy toàn bộ những đứa trẻ của nhân loại vây quanh Ngài Ibrahim trên thiên đường, những người ở đó hỏi rằng: ‘Hỡi Sứ giả của Allah! Con cái của những người thờ đa thần (những người thờ kẻ họ nghĩ là ngang bằng với Allah) cũng sẽ vào thiên đường hay chăng?’ Ngài đáp rằng ‘Phải rồi, kể cả con cái của những người thờ đa thần…’ .[3]”
Cõi đời này là nơi có điểm kết thúc cho nên trẻ em không thể là những đứa trẻ mãi được. Nhưng ngày sau này là nơi mà thời gian vĩnh hằng[4] với việc lớn lên hay già đi như trái đất là không tồn tại, thế nên trẻ em và người trẻ của thiên đàng sẽ vẫn mãi ở trạng thái đó không đổi. [5]
Mỗi bậc cha mẹ mà mất con, với hy vọng được đoàn tụ với con, sẽ mong mỏi được Allah chấp thuận và có thể lên thiên đường đoàn tụ người con của họ. Tình huống này khuyến khích họ tìm hiểu về Allah, tuân theo mệnh lệnh và tránh những điều cấm của Ngài.
Về các bậc cha mẹ trong tình huống này Ngài Muhammed bảo rằng; “Mỗi người Hồi giáo có ba đứa con qua đời khi chưa đến tuổi dậy thì, Allah sẽ cho phép người ấy vào Thiên đường vì lòng nhân từ và lòng trắc ẩn của mình đối với trẻ em.” Có người hỏi “Đối với tình huống là hai đứa con thì có giống nhau không?” Ngài trả lời rằng, “Có”. [6]
Đạo Hồi khuyến khích sự kiên nhẫn khi đối mặt với tình huống khó khăn. [7] Nên biết rằng mọi sự đều đến từ Allah, [8] nên tránh tính nổi loạn khi những bất hạnh ập đến.[9] Nhà tiên tri Muhammed-bản thân Ngài đã chứng kiến sự qua đời của những người con trai của mình và Ngài dạy những người Hồi giáo nên và không nên làm gì trong tình huống như vậy. Điển hình như, khi con trai một tuổi rưỡi của Ngài Ibrahim qua đời, Ông đã không thể cầm được nước mắt với tư cách là một người cha; dù thế Ông nghiêm cấm rằng không nên la thét và than khóc trước sự qua đời này. Ông đã đưa ra câu trả lời sau đây cho những người ngạc nhiên rằng ông đã khóc trước cái chết của con trai mình; “Điều này đến từ sự thương xót. Đôi mắt càng khóc, con tim càng buồn. Nhưng chúng ta chỉ nói ra những gì Đấng tạo hóa sẽ cảm thấy hài lòng. Hỡi Ibrahim, chúng ta rất buồn vì sự ra đi của con. ”[10]
Học giả Bediüzzaman Said Nursi ví cuộc sống của thế giới này giống như cuộc sống trong tù, ông đưa ra ví dụ sau và giải thích rằng đứa trẻ đã khuất đạt được cứu rỗi và có cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu trên thiên đàng: “Ngày xưa có một người đàn ông sống trong ngục tối. Ngày nọ đứa con nhỏ dễ thương của ông được gửi đến cho ông ta. Người tù bất lực đó đau buồn vì hoàn cảnh của mình và vì không thể chăm sóc đầy đủ cho đứa con. Sau đó, vị quan tòa nhân từ sai một người đến nói: “Đứa trẻ này là con của anh nhưng nó cũng là con dân của tôi. Tôi sẽ đưa nó đi và nuôi nấng nó trong một cung điện khang trang.” Người đàn ông đó khóc lóc buông lời than: “Con tôi là niềm an ủi duy nhất của tôi, tôi sẽ không cho phép ai đem nó đi cả”. Bạn bè của người tù nhân bèn nói với ông ấy rằng: “Nỗi buồn của bạn là vô nghĩa. Nếu bạn cảm thấy thương tiếc cho đứa trẻ, thay vì cuộc sống tù đầy rắc rối này hãy để nó đi nó sẽ sống trong một cung điện to lớn đầy hạnh phúc. Nếu bạn cảm thấy đau buồn thì thưa rằng nếu đứa trẻ ở lại đây thì chỉ có lợi ngắn hạn, nhưng khó khăn rắc rối là vô biên cho nó. Nếu con bạn đến đó, sẽ có lợi cho bạn gấp ngàn lần. Bởi vì nó sẽ khiến quốc vương thương xót và nó trở thành vị cứu tinh của bạn. Quốc vương sẽ muốn con đoàn tụ với bạn. Đương nhiên, quốc vương sẽ không phái con vào ngục gặp mặt, có thể quốc vương sẽ đưa bạn ra khỏi ngục giam đến cung điện đó, để bạn gặp mặt con mình. Với điều kiện bạn phải tin tưởng và trung thành với quốc vương… ”[11] Với ví dụ này của Nursî ta thấy được toàn diện cách tiếp cận của Hồi giáo đối với hoàn cảnh của những đứa trẻ đã khuất.
Sau cùng, đạo Hồi có một tin tốt lành rằng khi con của một người qua đời, đứa trẻ vẫn có thể được đoàn tụ với người ấy. Sự hứa hẹn cho một cuộc đoàn tụ trong Địa đàng nơi không bao giờ bị chia cắt, cho những ai không thực hiện các hành vi nổi loạn trong khoảnh khắc đau buồn, đối mặt với nó bằng sự kiên nhẫn và có lập trường phù hợp với câu “Chúng tôi là tôi tớ của Allah, và sau cùng chúng tôi sẽ trở lại với Ngài. “[13]