Free Porn
xbporn

https://www.bangspankxxx.com
Homethờ cúng trong đạo HồiTại Sao Người Hồi Giáo Lại Nhịn Ăn

Tại Sao Người Hồi Giáo Lại Nhịn Ăn

Allah ra lệnh cho việc nhịn ăn thông qua các câu kinh Quran [1], nhịn ăn còn là một trong năm cột trụ cơ bản của Hồi giáo. Nhịn ăn ở đây được thực hiện bằng cách không ăn, uống và quan hệ tình dục trong khoảng thời gian nhất định.

Kinh Quran được đưa xuống vào tháng Ramadan. Sau đó, việc nhịn ăn trở thành bắt buộc và tháng bắt buộc phải nhịn ăn được tuyên bố là tháng Ramadan theo lịch âm của đạo Hồi. [2] Thời gian bắt đầu và kết thúc của việc nhịn ăn cũng được thông báo qua các câu kinh Quran. [3] Người Hồi giáo xem trọng Quran cho nên thậm chí sau hàng trăm năm người ta vẫn nhớ tháng mà Quran được tiết lộ, vào tháng này họ hành lễ và bắt đầu nhịn ăn.

Ngoài nhịn ăn tháng Ramadan, cũng có những hình thức kiêng ăn mà một người tự nguyện làm để đạt được sự hài lòng của Allah. Việc này được gọi là “nhịn ăn tự nguyện”.

Từ Adam (AS) cho đến Nhà tiên tri Muhammed (SAWS), các nguyên tắc đức tin đã được tiết lộ cho tất cả các nhà tiên tri là đều giống nhau. Quran có ghi rằng một số việc hành lễ cơ bản, mặc dù có sự khác biệt trong cách thức thực hành, cũng đã được lệnh cho các cộng đồng trước đó. Cũng như trong Hồi giáo, nhịn ăn là một trong những hành lễ bắt buộc ở thời đại của các nhà tiên tri khác. [4]

Tuy nhiên, đối với những người theo thuyết đa thần được biết đến trong lịch sử (những người cho là có kẻ ngang hàng với Allah), họ không thực hiện nhịn chay trong việc thờ cúng để trở nên gần hơn với các vị thần của họ.

Nhịn ăn là một việc hành lễ khó khăn cho bản thân con người, chính vì thế việc nhịn ăn sẽ không bao giờ là một hành động thờ cúng giở vờ được. Bởi vì một người có thể thực hiện các hành vi thờ phượng khác ở trong cộng đồng chỉ để người khác biết và nhìn thấy. Tuy nhiên, khi nhìn một người nhịn ăn từ bên ngoài ta không thể nhận diện được người ấy đang ở trong trạng thái này. Vì vậy, người ấy nhịn ăn chỉ vì lợi ích của Allah.

Nhịn ăn có nhiều lợi ích. Có thể liệt kê những lợi ích này như sau;

  • Bằng cách nhịn ăn tạ ơn Allah, một người có thể nhận ra các phước lành trực tiếp từ Ngài và biết được nhu cầu của bản thân khi thấu hiểu giá trị của những phước lành đó. Qua đó, con người nhận ra rằng mình không phải là chủ nhân của các phước lành và rằng mình không có sức ảnh hưởng trước những điều này.
  • Nhịn ăn đảm bảo sự cân bằng trong xã hội. Cả những người có và những người không có phương tiện tài chính đều bình đẳng khi đứng trước Allah. Trong cùng một khoảng thời gian, tất cả người nhịn ăn đều nhịn ăn uống và từ bỏ thú vui của bản thân để đạt được sự chấp thuận của Allah. Hơn thế nữa, trong khoảng thời gian một tháng này, người giàu hiểu được cảnh ngộ của người nghèo, sự giúp đỡ và tình anh em bằng hữu được đề cao và các giá trị nhân văn được nhắc nhở.
  • Nhịn ăn là một cuộc đấu tranh chống lại ham muốn và là một hình thức rèn luyện ý chí. Bằng cách nhịn ăn mỗi năm một lần, các trạng thái tiêu cực vốn thường chi phối con người theo thời gian như tính lãng phí, kêu ngạo và dục vọng, được kỳ vọng trở nên dịu đi và đạt lại cân bằng [5]. Bởi vì nhịn ăn ở đây không chỉ là để trở nên đói khát. Nhịn ăn để được bảo vệ khỏi sự haram và kiềm chế những ham muốn mất kiểm soát của bản thân. Khi Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) nói về tầm quan trọng của việc nhịn ăn, ông bảo; “Nhịn ăn là lá chắn bảo vệ con người khỏi Lửa địa ngục. Nó giống như một lá chắn bảo vệ các ngươi khỏi cái chết trong chiến tranh. ”[6]
  • Bằng cách nhịn ăn người Hồi giáo hy vọng đạt sự chấp thuận của Allah và được bảo vệ khỏi cơn thịnh nộ của Ngài. Với việc tuân theo các mệnh lệnh và tránh điều cấm được đề cập trong các câu kinh và hadith, họ hy vọng nhận được phần thưởng chỉ duy nhất từ Allah [7]. Thời gian nhịn ăn được lệnh qua các câu kinh là vào tháng Ramadan theo lịch Hồi giáo [8]. Vì lịch Hồi giáo thay đổi theo chuyển động của mặt trăng, tháng Ramadan đến sớm hơn mười hoặc mười một ngày mỗi năm so với mỗi năm trước. Do đó, tháng Ramadan sẽ diễn ra vào tất cả các thời điểm trong năm. Thế nên con người sẽ nhịn ăn trong mọi điều kiện thời tiết dẫu có lúc âm độ hay 40 độ. Qua đó, sự thờ phượng vất vả này chỉ được thực hiện vì lợi ích của Đấng tạo hóa .
  • Việc nhịn ăn có mang lại lợi ích cho thể chất con người, điều này đã được khoa học chứng minh, rằng nhờ cảm giác đói cơ thể được nghỉ ngơi và các tế bào được đổi mới. [9]
  • Iftar (thời gian dừng nhịn ăn) và sahur (thời gian bắt đầu nhịn ăn) góp phần làm cho các thành viên gia đình tụ họp với nhau trên cùng một bàn ăn vào cùng một thời điểm và đồng thời tăng cường các mối quan hệ họ hàng.

[1] Bakara, 183
[2] Bakara/185; Buhârî, Îmân 1, 2, Tefsîru sûre(2) 30; Müslim, Îmân 19-22
[3] Bakara/187
[4] Bakara, 183
[5] Trong câu thứ 185 chương Bakara, theo lịch Hồi giáo tháng Ramadan được xác định là tháng nhịn chay.
[6] Nesâî, Savm, IV, 167
[7] B1894 Buhârî, Savm, 2.
[8] Bakara, 185
[9] Nhà khoa học người Nhật Yoshinori Ohsumi, năm 2016 nghiên cứu của ông trên sự tự thực bào trong việc nhịn ăn, đã chứng minh rằng nhịn ăn có lợi cho sự thanh lọc và tái tạo tế bào. Nghiên cứu này đã giúp ông giành giải Nobel.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here