Bà Maridam được biết đến với sự trong trắng và lòng mộ đạo trong đạo Hồi và được nhắc đến như một trong những người phụ nữ của thiên đường qua các nguồn sách thánh [1]. Tên của Surah thứ 19 được đặt theo Bà Maridam và Bà là người phụ nữ duy nhất được nhắc đến trong Kinh Quran. Đồng thời đoạn thứ 3 của Surah Ali Imran đã đề cập đến Bà Maridam và gia đình của Bà ấy.
Mẹ Bà đã đặt cho Bà cái tên Maridam với ý nghĩa là “người mộ đạo”, nhưng năm sinh của Bà là không rõ. [2] Theo Kinh Quran cha Bà tên là Imran và theo các nguồn sử học tên mẹ là Hanne. Mẹ của Bà đã cầu nguyện Allah bảo vệ bản thân Bà và con cháu của Bà chống lại ma quỷ Satan, Bà Maridam trước khi được sinh ra đã được hiến dâng cho Allah. [3]
Người chồng của dì Bà tên là Zakarida (Zechariah) là một trong những tiên tri được phái đến cho người dân Do Thái. Theo Kinh Quran, để chọn người đỡ đầu bảo vệ cho Bà Maridam, một cuộc rút thăm đã diễn ra và người được chọn chính là Nhà tiên tri Zakarida. [4] Theo các nguồn sử đạo Hồi, cha của Bà Maridam đã qua đời trước khi Bà được sinh ra, chính vì lí do đó mà Bà được đặt tên bởi người mẹ và đồng thời lí giải cho việc rút thăm để chọn người bảo hộ.
Bất cứ khi nào đến thăm Bà Maridam, Ngài Zakarida đều nhìn thấy các thực phẩm tươi ngon ở đó và Ngài đã hỏi nguồn gốc của chúng. Bà nói rằng mình được cung cấp những thực phẩm này từ Allah. [6] Theo các câu kinh, thậm chí trước khi Bà mang thai, đã có thông tin rằng sẽ có một đứa trẻ biết nói khi còn trong nôi và rằng đứa trẻ sẽ được kính trọng trên đời này và cả đời sau.
[7] Thiên thần Gabriel hiện ra với Bà trong hình dạng con người và thông báo rằng Bà sẽ mang thai một bé trai. Nhưng Bà Maridam là một người phụ nữ thuần khiết, Bà ấy tự hỏi việc này sẽ thế nào nếu chưa từng có người đàn ông nào chạm vào Bà ấy, Allah nói rằng sẽ không có trở ngại gì trong việc này. [8]
Việc mang thai của Bà được đề cập đến trong câu thứ 12 của chương At-Tahrim; “Maryam, con gái của Imran: Cô ấy giữ gìn sự trong trắng của mình, vì vậy Chúng Tôi đã thổi hồn vào cô ấy; Cô luôn luôn tin vào sách và những lời dạy của Allah, và là một người sùng đạo hết lòng.” Allah bảo rằng những việc này rất dễ dàng với Ngài, vì Ngài chính là người đã tạo và thổi linh hồn vào Adam dẫu Adam không có cha mẹ. [9]
Bà Maridam lui về một nơi xa tránh mọi người cho đến khi sinh nở. Đến lúc lâm bồn, Bà dựa vào gốc cây chà là và bày tỏ nỗi buồn: “Phải chi tôi chết sớm đi”, vì Bà sợ người ta buộc tội bà không trong trắng. Allah với một âm thanh vang lớn làm rung cây chà là, Ngài bảo Bà hãy ăn những quả chà là tươi rơi xuống, cùng với việc kế bên là một nguồn nước do Ngài gửi đến, Bà được an ủi một phần nào đó. Ngoài ra Ngài đã lệnh cho Bà không nên nói chuyện với người khác trong một thời gian. [10]
Khi Bà Maridam sinh em bé, lời đồn vang xa và trong khi mọi người không thiết chi buông lời kết tội, Bà vẫn không nói gì theo mệnh lệnh của Allah rồi chỉ vào đứa bé. Vào thời điểm đó, Isa (Giêsu) – đứa trẻ được quấn khăn tả với phép lạ của Allah đã bắt đầu cất lời và nói với mọi người rằng bản thân là một nhà tiên tri. [11]
Bà Maridam là một người phụ nữ luôn được ca ngợi và quý trọng trong Hồi giáo. Trong Quran, Bà Maridam được biểu hiện như một tấm gương cho các tín hữu [12]. Nhà tiên tri Muhammad cũng từng nhắc nhở tầm quan trọng của Bà: “Người phụ nữ tốt nhất trong thời đại ấy là Maridam con gái của Imran và người phụ nữ tốt nhất của cộng đồng này là Khadija (vợ đầu tiên của Nhà tiên tri Muhammad).” [13]
Theo Hồi giáo, Bà Maridam và con trai của bà là Nhà Tiên Tri Isa đều là bầy tôi quý giá của Allah. [14] Sự ra đời của Ngài Isa mà không có cha, sự sinh nở kỳ diệu của Bà Maridam và bài phát biểu của em bé còn trong nôi là những sự kiện mà chỉ có thể xảy ra theo ý muốn của Allah. Hồi giáo không chấp nhận việc gán các ý nghĩa khác nhau cho các sự kiện bất thường này, như việc tôn thờ Isa hay hay xem Bà Maridam là mẹ của Đức Chúa Trời. [15]
[1] Ahmed b. Hanbel, el-Müsned, III, 64, 80, 135
[2] Ali İmran/36
[3] Ali İmran/35-37
[4] Ali İmran/44
[5] Buhari, “Enbiya”, 44
[6] Ali İmran/37
[7] Ali İmran/45-46
[8] Meryem/16-21
[9] Hicr/29
[10] Meryem/22-26
[11] Meryem/27-33
[12] Tahri/11-12
[13] Buhari, “Enbiya”, 32, 45-46, “Menakıbü’l Ensar”, 20
[14] Maide/75
[15] Nisa/171