Free Porn
xbporn

buy twitter followers
uk escorts escort
liverpool escort
buy instagram followers
HomeĐời sống xã hội trong Hồi giáoQuyền Phụ Nữ Trong Hồi Giáo

Quyền Phụ Nữ Trong Hồi Giáo

Để tìm hiểu về quyền của phụ nữ trong Hồi giáo, trước tiên ta phải nhìn vào vai trò của người phụ nữ trong xã hội trước khi có sự xuất hiện của Hồi giáo. Thật không sai khi nói phụ nữ chỉ đứng thứ hai trong xã hội gia trưởng trước khi có sự xuất hiện của Hồi giáo. Cuộc sống du mục của người dân Ả-rập có sự ảnh hưởng trong vấn đề này. [1]

Trước khi có sự tồn tại của Hồi giáo, phụ nữ chỉ đứng thứ hai trong xã hội này vì đối với cuộc sống du mục, trước những người đấu sĩ ra trận thì phụ nữ không được xem là tầng lớp sản xuất. Thậm chí điều này làm cho người phụ nữ mất đi sự quan trọng trong cuộc sống của mình. Có thể kể đến các ví dụ sau, những đứa trẻ gái bị xem là gánh nặng cho gia đình và bộ tộc hoặc khi có chiến tranh giữa các bộ tộc để tránh khỏi nổi nhục bởi tình trạng những đứa trẻ gái bị bắt đi làm tù binh, một số bị chính gia đình mình kết liễu đi. Quran có đề cập đến hành động bất nhân tính này: “và khi những đứa trẻ gái được hỏi bởi tội gì mà bị chôn sống …” [2]

Khi so sánh với xã hội trước Hồi giáo và những điều luật được áp dụng, Hồi giáo đã thực hiện những thay đổi quan trọng về vị trí người phụ nữ trong xã hội, kinh tế và luật pháp.

Quran công nhận sự bình đẳng giữa phụ nữ và đàn ông trong phía cạnh nhân tính: “Hỡi loài người, hãy cẩn thận vâng lời Đấng tạo hóa đã tạo ra ngươi từ một linh hồn duy nhất và từ ấy Ngài tạo ra đôi, và từ đó Ngài tạo ra muôn vàn người nam và nữ.”[3]

Theo đạo Hồi, về phía cạnh là một người tôi tớ của Allah, phụ nữ ngang hàng với nam giới: “Đấng của họ đáp lời cầu nguyện của họ như sau:“Không nghi ngờ gì nữa, Ta sẽ không bao giờ phủ nhận thành quả công sức của các ngươi, dù là nam hay nữ, các ngươi được tạo ra từ nhau.”[4] Quyền và trách nhiệm cả hai giới đều giống nhau: “Các tín đồ nam và nữ là những người giám hộ của nhau; Họ khuyến khích điều thiện, ngăn cấm điều ác, thực hiện hành lễ cầu nguyện, bố thí, tuân theo Allah và Sứ giả của Ngài. ”[5]

Trong các nguồn sử Hồi giáo, vào thời của Nhà tiên tri Muhammed  (SAWS), người ta đề cập rằng phụ nữ hoạt động tích cực trong đời sống tôn giáo tại Thánh đường Al Masjid an Nabawi. Được biết rằng, các phụ nữ đồng hành đã thực hiện các buổi cầu nguyện hàng ngày trong cộng đồng và tham dự các buổi cầu nguyện Thứ Sáu và Lễ Eid. [6]

Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) đã đề cập rằng phụ nữ cũng có quyền nhận sự giáo dục như đàn ông: “Hãy đi học hỏi kiến ​​thức, ngay cả khi nó ở tận Trung Quốc. Bởi vì kiến ​​thức là bắt buộc đối với cả nam hay nữ theo Hồi giáo. ”[7]

Trong Hồi giáo, phụ nữ ở vị trí ngang hàng với nam giới trong các thủ tục pháp lý. Nam giới có thể thực hiện hành vi hợp pháp trong những điều kiện nào thì phụ nữ cũng có thể thực hiện điều đó trong những điều kiện tương tự. [8] Trong tôn giáo này, phụ nữ được hưởng quyền thừa kế. Họ sẽ nhận được các phần xác định theo tư cách là mẹ, bà, vợ, con gái và chị gái. Quyền này là một đổi mới quan trọng so với các thông lệ trong thời kỳ tiền Hồi giáo. [9]

Theo đạo Hồi, phụ nữ có quyền nhận mahr (của hồi môn/tiền đồng tiền chợ) khi nikah (kết hôn). Nam giới bắt buộc thực hiện nghĩa vụ này. Mahr là giá cưới mà người đàn ông hứa sẽ trả cho vợ mình khi nikah: “Hãy trao của hồi môn cho người phụ nữ như trả nợ. Nếu họ vui lòng cho ngươi một ít của hồi môn này, hãy dùng nó một cách vui vẻ.”[10] Nghĩa vụ của chồng là cung cấp cho người phụ nữ: “ Đàn ông là người quản lý và bảo vệ của phụ nữ, bởi vì Allah ban cho họ (hai giới tính) với các phước lành khác nhau và đàn ông nhận nhiệm vụ cung cấp cho người phụ nữ về phương diện tài chính.”[11]

Một người phụ nữ có thể sở hữu kinh tế, các quyền và sự tự do độc lập với chồng: “Ngươi sẽ được thừa hưởng một nửa số tiền mà vợ ngươi để lại nếu không có con. Nhưng nếu có con cái, thì phần của ngươi là một phần tư tài sản – sau khi tính cả các di sản và các khoản nợ.”[12] Khi ly hôn, người phụ nữ không cho đi bất cứ thứ gì từ của hồi môn, cũng như của cải tài sản riêng. [13] Một người phụ nữ có thể tiết kiệm theo ý ​​của riêng mình: “ Bà Maymune, vợ Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) đã thả tự do cho người hầu của mình mà không cần hỏi ông.  Khi bà ấy nói điều này với ông, thì ông Muhammed bảo, “Bà đã thực sự làm điều đó ư? Phải chi bà đưa người hầu ấy cho chú của người đó thì tốt hơn cho bà nhiều. ”[14]

Khi người phụ nữ không muốn ở chung nhà với người thân của chồng – nếu điều kiện hiện tại phù hợp – thì phải ra ở riêng. Bởi vì cuộc sống riêng tư vợ chồng có thể không được diễn ra do sự hiện diện của người khác ở nhà. [15]

Theo Hồi giáo, phụ nữ được Allah ủy thác cho đàn ông. Vì vậy, người đàn ông phải cư xử tử tế với vợ, phải tha thứ, phải cẩn thận để không làm tan nát trái tim và phải thể hiện lòng thành với vợ mình: “Hãy hòa thuận với những người phụ nữ. Nếu ngươi không thích họ, ngươi có thể không thích điều gì đó mà Allah sẽ tạo ra mà rất tốt cho ngươi. ”[16]


[1] Những người Ả Rập du mục được gọi là ” Bedouin”. Có những câu trong Kinh Quran chỉ ra điều này: “Những người Ả Rập du mục Bedouin viện cớ đến để xin phép được miễn.” Tevbe, 90. “Khi những kẻ thù xuất một lần nữa, họ sẽ muốn có mặt giữa những người Bedouin sống trên sa mạc để nhận được tin tức về ngươi từ xa.” Ahzab, 20.
[2] Tekvir, 8- 9.
[3] Nisa, 1.
[4] Al-i İmran, 195.
[5] Tevbe, 71.
[6] Buhârî, ʿÎdeyn, 15.
[7] Beyhakî, Şuabu’l-İman-Beyrut, 1410, 2/253.
[8] Müslim, Ṣalâtü’l-ʿîdeyn, 9.
[9] Nisa, 11-12.
[10] Nisa, 4.
[11] Nisa, 34.
[12] Nisa, 12.
[13] Nisa, 20- 21.
[14] Müslim, Zekât, 999.
[15] İbn Kudame, el-Muğni, 9/ 237.
[16] Nisa, 19.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here