London Escorts sunderland escorts asyabahis.org dumanbet.live pinbahiscasino.com www.sekabet.net olabahisgir.com maltcasino.net faffbet-giris.com asyabahisgo1.com dumanbetyenigiris.com pinbahisgo1.com sekabet-giris2.com www.olabahisgo.com maltcasino-giris.com www.faffbet.net www.betforward1.org betforward.mobi www.1xbet-adres.com 1xbet4iran.com www.romabet1.com www.yasbet2.net www.1xirani.com romabet.top www.3btforward1.com 1xbet 1xbet-farsi4.com بهترین سایت شرط بندی بت فوروارد
HomeCâu hỏi quan trọngTại Sao Allah Không Ngăn Chặn Cái Ác Và Những Điều Bất...

Tại Sao Allah Không Ngăn Chặn Cái Ác Và Những Điều Bất Công?

Tất nhiên rằng Allah-người có quyền năng vô hạn và là đấng tạo ra mọi vật, có quyền năng để ngăn chặn sự bất công và cái ác. [1] Song, vì những điều này hiện hữu trong cuộc sống, ta có thể hiểu rằng, Allah không trực tiếp can thiệp và ngăn chặn những khó khăn và áp bức trên trái đất này. Lý do chính cho điều này là vì cuộc sống của thế giới này là nơi thử thách cho tất cả mọi người trên hành trình đến cõi vĩnh hằng. Nếu Allah ngăn chặn những bất công và điều xấu, thử thách dành cho con người sẽ biến mất. Bởi vì khi xảy ra sự việc oan trái, nếu có sức mạnh thần thánh can thiệp và ngăn cản điều ấy trước mặt mọi người thì tất cả những ai chứng kiến ​​sẽ chắc chắn tin vào sự tồn tại của sức mạnh này. Trong trường hợp này, ý chí riêng của con người sẽ bị vô hiệu hóa đi.

Vì giá trị mà Alllah dành cho ý chí con người, Ngài đã đặt ra một trật tự có giá trị cho tất cả mọi người trên thế giới. Ví dụ, nếu chỉ những người Hồi giáo và trẻ em được cứu sống, còn những người không có đức tin và những người phạm tội lỗi chết trong một trận động đất, nếu những sự cảnh báo của quân đội đối với những người dân vô tội trong một cuộc chiến tranh không mang lại kết quả nào, thì những người có ý thức sẽ không có lựa chọn nào cho việc tin hoặc không tin tưởng. Vì vậy, Allah không ngăn cản những khó khăn và bất công ngay cả cho những tôi tớ được Ngài yêu quý nhất-những sứ giả của Ngài. [2]

Một trong những lý do mọi người được gửi đến thế giới này là để được thử thách. [3] Sự thử thách được thể hiện qua những khó khăn, rắc rối mà Allah đưa ra để kiểm tra mọi người, và đôi khi được thực hiện với lợi ích và phước lành. Thông tin về các thử thách này được nêu trong Kinh Quran: “Hãy biết rằng sự giàu có và con cái của các ngươi chỉ là một phép thử cho các ngươi. Hãy nhớ rằng phần thưởng lớn chỉ ở bên cạnh Allah. “[4] “Chúng ta sẽ thử thách các ngươi với một chút sự sợ hãi và đói khát, một chút bằng cách lấy đi tài sản, sinh mạng và hàng hóa. Hãy báo tin vui cho những ai biết kiên nhẫn! “[5]

Cùng tất cả những điều này, những bất công mà người vô tội phải trải qua do các cuộc thử thách thực sự không có ý nghĩa xấu khi được xét cùng với thế giới vĩnh hằng. Trong khi những bất công được đặt ra trên quy mô toàn thế giới, thì trong khuôn khổ hai thế giới Allah nói rằng Ngài sẽ đền bù cho những bất công này và bảo đảm công lý tuyệt đối. [6]

Có nghĩa là Allah không can thiệp vào sự bất công, mà còn dành ra thời gian cho những người mắc tội lỗi. Trong Kinh Quran nói rằng, “Đừng nghĩ rằng Allah không biết những việc gì mà những kẻ sai trái đã làm! Allah hoãn lại việc trừng phạt họ đến một ngày mà đôi mắt họ sẽ bật ra vì kinh hoàng “[7]. Mặc dù việc hoãn hình phạt của Allah là cơ hội cho những người sẽ từ bỏ các hành động xấu xa khi họ còn ở trên thế giới này, nó đồng thời là một cái bẫy làm tăng thêm sự tra tấn cho họ trong thế giới ngày sau đối với những người tiếp tục làm điều ác. Thực tế cho thấy, có nhiều người mặc dù phạm phải những sai trái và hành động xấu, không bị trừng phạt ngay lập tức, nhưng sau đó đã họ thay đổi hành vi của họ với sự hối hận và trở nên tốt hơn.

Theo đạo Hồi, những bất hạnh tai họa lớn và có hại là những tai họa liên quan đến đức tin của một người. Những bất hạnh liên quan tôn giáo là các bệnh tinh thần như việc từ chối Allah, phạm tội mà không nhận thức được nó, vu khống, đạo đức giả hai mặt và ghen tị. Thật tốt cho một người tìm kiếm nương tựa nơi Allah khỏi những bất hạnh này. Vì những tai họa này khiến con người mất đi hạnh phúc vĩnh cửu, mặc dù chúng dường như không gây hại gì đến sự sống của thế gian này. [8]

Theo Hồi giáo, sự qua đời của trẻ sơ sinh và trẻ em không phải là một tai họa bất hạnh đối với những đứa trẻ này. Nhà tiên tri Muhammed nói rằng những đứa trẻ chết trước tuổi dậy thì sẽ được lên thiên đàng. Không có sự truy vấn hoặc hỏi tội dành cho chúng. Việc người cha, mẹ mất đi con cái của họ là một phép thử đối với những người này. Bởi vì trong đạo Hồi, đứa trẻ không thuộc về cha mẹ, mà được Allah giao gởi cho họ. [9]

Theo những câu chuyện của các nhà tiên tri được kể trong Kinh Quran, trong quá khứ khi một số cộng đồng phạm điều xấu đến mức cực đoan và không còn khả năng quay trở lại với thiện lành, Allah đã ngăn cản họ bằng nhiều tai họa lớn khác nhau. Tuy nhiên, sự can thiệp này có nghĩa là các bài thử thách của các bộ lạc và cộng đồng được đề cập đã kết thúc và các hình phạt của họ được đưa ra: “Hãy nói:” Các ngươi có thể cho biết; Nếu sự trừng phạt của Allah đến một cách đột ngột hay rõ rệt, liệu có ai khác bị diệt vong đi ngoại trừ cộng đồng của  những kẻ tàn ác hay không? “[10]” Sự thật là: Allah của các ngươi không hủy diệt các quốc gia bất công trong khi người dân của họ không hề hay biết. “[11]” Có nhiều quốc gia mà Chúng ta đã phá hủy chúng. Hình phạt của Chúng ta đến với họ vào ban đêm hoặc khi họ đang nghỉ ngơi vào buổi ngày. “[12]


[1] Một trong những tên của Allah là Qawiyy. Qawiyy có nghĩa là người có quyền toàn năng. Tên khác của Ngài là Matin, nghĩa là có sức mạnh vô hạn; vô cùng mạnh mẽ, đầy sức mạnh; bền bỉ và rắn chắc. Al-i İmran, 29.

[2] Ví dụ, Nhà tiên tri Muhammed (SAW) sinh ra không có cha và mất mẹ khi mới 6 tuổi. Ông phải di cư từ Mecca-thành phố nơi ông sinh ra và lớn lên, đến Medina. (Mahmûd Paşa el-Felekî, et-Taḳvîmü’l-ʿArabî ḳable’l-İslâm, s. 33-44.) Ông Yusuf bị các anh em ném xuống giếng và bỏ rơi. (Yusuf, 9)  Khi ông Musa (AS) còn là một đứa trẻ sơ sinh, mẹ ông đã phải bỏ ông lại trên sông và ông sống một cuộc sống xa gia đình. (Kasas, 7)

[3] Maide, 94.

[4] Enfal, 28.

[5] Bakara, 155.

[6] Maide, 8; En’am, 115; Yunus, 54.

[7] İbrahim, 42.

[8] Tirmizî, Deavât, 79.

[9] Bknz. “Theo Hồi giáo những đứa trẻ qua đời lúc còn nhỏ sẽ như thế nào?”

[10] En’am, 47.

[11] En’am, 131.

[12] Araf, 150.