Quá trình “xưng tội” được thực hiện như một nghi lễ trong một số tôn giáo, nhưng điều này không tồn tại trong đạo Hồi. Theo Hồi giáo, ngay cả khi phạm tội lỗi nhỏ hay lớn, một cá nhân không cần phải đi thú tội trước mặt một giáo sĩ có thẩm quyền nào đó để được rửu tội hòng tránh chịu hình phạt.
Theo Hồi giáo, sự thanh tẩy tội lỗi diễn ra với sự ăn năn chân thành, tự nguyện từ bỏ mọi thứ xấu xa và quyết tâm không lặp lại tội lỗi đó. Hành động thực hiện quyết định này thông qua lời cầu nguyện đến Allah được gọi là “tawba-sự ăn năn”. Lời cầu nguyện dành cho việc cầu xin tha thứ tội lỗi được gọi là “istighfar”. Tawba hay istighfar đều không có hình thức rập khuôn và không chỉ diễn ra tại một nơi đặc biệt nào [1]. Với những ý nguyện này, con người trình bày tình trạng và mong muốn của mình với Allah. Tội lỗi và ý nguyện này được giữ bí mật giữa Allah và người ấy.
Quran khuyến khích nhiều lần việc cầu xin sự tha thứ từ Allah [2], và dẫu bất kể là bao nhiêu tội lỗi mà họ có thể mắc phải, miễn là có ý định từ bỏ và hướng về Allah thì Allah sẽ luôn rộng lượng tha thứ. Trong thánh Kinh Quran và qua những bài dạy của Nhà tiên tri Muhammad ta có thể bắt gặp nhiều cái tên thể hiện sự khoan dung của Ngài. Ngài là người tha thứ tội (Al-Ghaffur), là người tha thứ tội nhiều lần (Al-Ghaffar), là người giữ kín những lỗi lầm bí mật (Al-Settar) và người chấp nhận sự ăn năn (At-Tawwab).
Thông qua Kinh Quran ta có thể thấy được thông điệp rằng cùng với tawba và istighfar, những việc làm tốt sẽ xóa bỏ mọi tội lỗi trong quá khứ. [4] Đến nỗi việc lựa chọn trở thành một tín đồ Hồi giáo được xem như một quyết định làm việc tốt và điều này giúp loại bỏ mọi tội lỗi trước khi vào đạo. [5]
Ngoài ra, một người Hồi giáo cũng có thể cầu nguyện sự tha thứ tội lỗi cho những người khác, dẫu người đó có là dòng họ hay không và thậm chí còn sống hay đã chết.
[1] Trong Quran và các nguồn truyện thánh, hầu hết các biểu hiện của tawba và istighfar là dưới hình thức cầu nguyện và thỉnh cầu.
[2] “Chỉ những người ăn năn sửa đổi và bày tỏ sự thật mà họ đã che giấu thì sẽ khác; Ta chấp nhận sự ăn năn của họ. Bởi vì Ta luôn chấp nhận sự hối lỗi và ta luôn có nhiều lòng thương xót”. (Bakara, 2/160);
“Đừng tuyệt vọng, nhưng trước khi sự đau khổ giáng xuống, hãy ăn năn hướng về Allah và quy phục Ngài. Nếu không, ngươi sẽ không thể nhận được sự giúp đỡ từ bất kỳ ai. ” (Zümer, 39/54)
“Bất kì ai làm điều xấu hoặc điều sai trái với bản thân và sau đó tìm kiếm sự tha thứ từ Allah, người đó chắc chắn sẽ thấy rằng Allah luôn tha thứ và nhân từ nhất.” (Nisa 4/110)
“Hãy cầu xin Allah che đậy lỗi lầm của ngươi, sau đó ăn năn để Ngài ban cho ngươi một cuộc sống thanh bình và ban những bổng lộc cho những người sống đạo đức.” (Hûd, 11/3.)
[3] “Khi họ thực hiện một hành động xấu xa hoặc vấy bẩn linh hồn chính họ bằng những tội lỗi, họ ngay lập tức nhớ đến Allah và cầu xin Ngài tha thứ. Rốt cuộc thì ai có thể tha thứ cho những tội lỗi ngoài Allah? Vả lại, họ không khăng khăng cố nài cho tội lỗi và lỗi lầm của mình ”. (Al-i İmrân, 3/135)
“Sau đó Adam ăn năn cầu xin Allah bằng những lời anh ấy học được từ Ngài, và Allah đã chấp nhận sự hối lỗi này. Thật vậy, Ngài là Đấng chấp nhận sự ăn năn và nhân từ vô cùng ”. (Bakara, 2/27)
“Tuy nhiên, trước khi bản thân bị chiếm hữu những ai hối cải về tội lỗi của họ sẽ bị loại trừ khỏi quy định này. Hãy biết rằng Allah là Đấng tha thứ nhất, nhân từ nhất”. (Mâide, 5/34)
[4] “Hãy thực hiện cầu nguyện vào hai thời điểm đầu, cuối của buổi ngày và vào những giờ mà ban đêm gần ban ngày. Không có nghi ngờ gì rằng những việc tốt sẽ tiêu diệt điều xấu. Đây là một lời nhắc nhở cho những ai tìm kiếm lời khuyên. Hãy kiên nhẫn! Allah không lãng phí phần thưởng của những người làm điều tốt. ” (Hûd, 11 / 114-115)
[5] “Tuy nhiên, tình cảnh của những người ăn năn, tin tưởng và làm việc đoan chính thì khác; Allah sẽ biến trạng thái tồi tệ của họ thành tốt. Allah luôn thứ tha và rất nhân từ ”. (Furkân, 25/70)
Dựa trên những điều này, khi một người chọn trở thành tín đồ Hồi giáo cùng với sự thành thật cầu xin tha thứ, khi trở thành bề tôi những lỗi lầm trong quá khứ của người ấy sẽ được xóa bỏ.
Nhà tiên tri khuyên những người bề tôi nên tìm nhận lời chúc phúc lành tha thứ từ những người mà họ đã làm sai quấy. Nếu không thực hiện được điều này, vào ngày phán xét những phúc tốt của kẻ làm sai sẽ được trao cho người mà họ đã đối xử không tốt với mức lượng tương ứng với việc sai trái mà họ đã làm, nếu những phúc tốt để dùng trao đi của kẻ làm sai không có thì sẽ nhận phần tội lỗi của người mà họ đã đối xử không tốt (Buhârî, Mezâlim, 10).