London Escorts sunderland escorts asyabahis.org dumanbet.live pinbahiscasino.com www.sekabet.net olabahisgir.com maltcasino.net faffbet-giris.com asyabahisgo1.com dumanbetyenigiris.com pinbahisgo1.com sekabet-giris2.com www.olabahisgo.com maltcasino-giris.com www.faffbet.net www.betforward1.org betforward.mobi www.1xbet-adres.com 1xbet4iran.com www.romabet1.com www.yasbet2.net www.1xirani.com romabet.top www.3btforward1.com 1xbet 1xbet-farsi4.com بهترین سایت شرط بندی بت فوروارد
HomeCâu hỏi quan trọngTiếp Cận Khoa Học Trong Hồi Giáo

Tiếp Cận Khoa Học Trong Hồi Giáo

Khoa học là khi giá trị kiến thức được xác nhận và chứng minh thông qua một phương pháp nhất định. Khoa học bao gồm các vấn đề liên quan đến thế giới vật chất. Trong Hồi giáo, khoa học không chỉ được đánh giá một cách riêng lẻ mà được gọi một cách toàn diện hơn bằng cái tên khoa học tôn giáo. Vì khoa học tôn giáo bao gồm sự sáng tỏ nghiên cứu toàn bộ kiến ​​thức cả về vật chất lẫn tinh thần.

Trong Kinh Quran – nguồn tài liệu chính của đạo Hồi, người Hồi giáo thường bắt gặp các câu hỏi: “Bạn sẽ không tìm hiểu về vấn đề đó sao?” “Sao bạn không bắt đầu suy xét vấn đề?” [1]. Với những câu kinh [2] không ngừng khuyến khích sự học hỏi các thông tin mới, Allah đã nhiều lần làm nổi bật tầm quan trọng của việc thu nhận kiến ​​thức tôn giáo.

Khi Quran được ban xuống, Quran bắt đầu với câu lệnh “Đọc!” đầu tiên. [3] Cùng với điều này, khi Nhà tiên tri Muhammed di cư đến Medina, Ông đã xây một nhà thờ Hồi giáo (Mosque-nơi cầu nguyện) và lớp học về đạo (Madrasa) ngay bên cạnh nhà của mình. Tại lớp học về đạo này, các học sinh luôn giành nhiều thời gian ở đấy và bận rộn với việc học tập về khoa học tôn giáo. Nhà tiên tri Muhammed luôn khuyến khích những người tin tưởng Ông tìm hiểu về khoa học tôn giáo này. Một trong những lời giảng của Ông liên quan về điều này là; “Bất cứ ai dấn thân vào con đường thu nhận kiến ​​thức tôn giáo sáng tỏ, Allah sẽ làm cho con đường đến thiên đàng của người ấy trở nên dễ dàng.” [4]

Đạo Hồi tin rằng ngay cả sau khi một người chết, những cơ quan tổ chức hay các tác phẩm, công trình, việc làm mà người ấy đã thực hiện nếu vẫn tiếp tục duy trì những việc tốt có ích thì các thiên thần vẫn sẽ viết những điều tốt ấy vào sổ ghi chép việc làm của người đó [5]. Về vấn đề này Ngài Muhammed nêu rõ ràng rằng; “Khi một người chết đi, phần thưởng cho những việc tốt của người đó sẽ kết thúc. Trừ ba điều sau: Việc từ thiện tiếp diễn [6], kiến ​​thức khoa học tôn giáo có ích, việc con cái ngoan cầu nguyện cho người đó. ”[7]. Vì lý do này, việc tìm hiểu các ngành khoa học và thực hiện các công việc mang lại lợi ích cho con người luôn được khuyến khích.

Trong nhiều câu kinh, Allah đã phân biệt những người biết tiếp thu kiến ​​thức so với những người còn lại một cách rõ ràng. Câu kinh “Liệu những người hiểu biết và những người không hiểu biết có giống nhau hay chăng?” [8] là một ví dụ điển hình. Đồng thời có nhiều hadith (câu chuyện thánh) khuyến khích không chỉ riêng học tập mà còn cả việc giảng dạy.

[9] “Thế giới và những gì trong đó đều không có giá trị, ngoại trừ việc luôn nhớ đến Allah và những điều mang chúng ta đến gần hơn với Ngài, với các học giả dạy về khoa học tôn giáo và những người học viên muốn học hỏi.”[10] hadith này thể hiện sự đánh giá cao của Nhà tiên tri Muhammed cho những người học hỏi và truyền dạy kiến ​​thức này.

Trong kinh Quran câu thứ 122 của Surah At-Tawbah, tầm quan trọng của việc học khoa học tôn giáo được thảo luận từ một góc độ khác; rằng cho dù trong điều kiện chiến tranh, tất cả mọi người không nên tham chiến và lệnh rằng nên có một nhóm người tập trung vào khoa học tôn giáo: “Cùng với điều này, việc tất cả các tín đồ cùng tập hợp tham gia chiến tranh là không đúng. Nên lập một nhóm người từ mọi tầng lớp để tìm hiểu đầy đủ thông tin về tôn giáo và nhóm này sẽ nhắc nhở răn đe những người trở về từ chiến trận. Hy vọng là họ sẽ biết cẩn thận nghe lời.”

Cơ sở giá trị tinh thần mà Hồi giáo mang lại cho khoa học căn bản là những nghiên cứu về tạo vật nhằm đưa con người đến gần hơn với sự hiểu biết về Đấng sáng tạo. Mọi ngành khoa học thực chất đều hướng đến sự tìm hiểu nghệ thuật sáng tạo các tác phẩm hoàn hảo của Allah, từ đó mọi khám phá đều dẫn nhân loại đến việc tìm hiểu Ngài và đến việc ngưỡng mộ sự sáng tạo độc nhất của Ngài. Lý do quan trọng nhất cho sự tồn tại của con người là “Tìm hiểu về Allah [11]” (marifetullah), đây cũng chính là nguồn của mọi thông tin trong Kinh Quran.

Ngoài ra, câu nói của Nhà tiên tri Muhammed: “Người giỏi nhất là người có ích cho người khác.” [12] đã khuyến khích việc tìm hiểu và nghiên cứu khoa học vì khả năng tạo ra lợi ích cho mọi người từ những kiến thức thu được.

Trong lịch sử đạo Hồi, có nhiều học giả (nhà khoa học) được đào tạo trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Ta có thể kể đến các tên sau;

Ibn Sina (triết học, y học, thiên văn học)

Al-Farabi (văn học, thiên văn học, triết học)

Al-Khwarizmi (toán học, thiên văn học, địa lý)

Imam Ghazali (văn học, lôgic học, khoa học Hồi giáo)

Cùng với Mevlana Celaleddin Rumi (nhà thơ, nhà thần bí), nhiều nhà khoa học đã được đào tạo và họ để lại những tác phẩm hay sản phẩm có ích được dùng cho đến ngày nay.


[1] Nahl/17
[2] Taha/114, Mücadele/11
[3] Alak/1
[4] Müslim, Zikr 39. Ayrıca bk. Buhârî, İlim 10; Ebû Dâvûd, İlim 1
[5] Theo Hồi giáo, đây là cuốn sách ghi lại những việc tốt và tội lỗi của một người
[6] Việc từ thiện tiếp diễn: Những việc tốt sẽ được tiếp tục tính miễn là chúng được sử dụng đến (Các công trình được thực hiện vì lợi ích của xã hội như nhà thờ Hồi giáo, cầu, các tổ chức, quỹ từ thiện,…)
[7] Müslim, Vasiyyet 14. Ayrıca bk. Ebû Dâvûd, Vasâya 14; Tirmizî, Ahkâm 36; Nesâî, Vasâyâ 8
[8] Zümer/9
[9] Buhârî, İlim 15, Zekât 5, Ahkâm 3, İ’tisâm 13, Tevhîd 45; Müslim, Müsâfirîn 268
[10] Tirmizî, Zühd 14. Ayrıca bk. İbni Mâce, Zühd 3
[11] Haşr/22
[12] Buhârî, Mağâzî, 35

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here