HomeCâu hỏi quan trọngTại Sao Allah Lại Tạo Ra Con Người?

Tại Sao Allah Lại Tạo Ra Con Người?


Theo đức tin trong Hồi giáo, mọi thứ Allah tạo ra đều có lý do đằng sau. [1] Trong một Hadith Qudse [2] Allah lệnh rằng “Ta là một kho báu bí ẩn. Ta muốn được biết đến nên ta đã tạo ra các loài sinh vật.”[3]

Allah đã phản ánh tên và thuộc tính của Ngài (đặc điểm thần kỳ) qua mỗi sinh vật Ngài tạo ra [4] và tiết lộ những đặc điểm riêng của Ngài thông qua vũ trụ và con người. Người sở hữu vẻ đẹp nào cũng muốn ngắm xem và thể hiện vẻ đẹp đó, giống như một nghệ sĩ muốn trưng bày tác phẩm của mình, một tác giả muốn đưa cuốn sách của mình đến với đông đảo quần chúng, một người mặc một chiếc váy đẹp sẽ nhìn vào gương và muốn được mọi người nhìn thấy khi mặc chiếc váy đó. [5] Allah đã tạo ra con người để nhận ra, hiểu biết về Ngài với khả năng để nhìn và suy nghĩ về những bông hoa, trái cây và rau quả có màu sắc, hương vị khác nhau, với những vì sao trong không gian hài hòa với nhau, mà những thứ này đều do Ngài tạo ra. Bằng cách suy nghĩ và quan sát, một người nhận ra những điều thần kỳ của Allah, rằng Ngài chính là người đã ban những điều cần thiết với tên Razzaq [6], ban sự sống với tên Muhyi [7], và chữa bệnh với tên Shafi [8]. Một bằng chứng quan trọng khác cho thấy một trong những mục đích quan trọng nhất của việc con người được tạo ra để “hiểu biết về Allah” chính là việc đề cập đến Allah, cũng như tên của Ngài, những điều Ngài thích và không thích trên hầu hết mọi trang của Kinh Quran.

Allah trong Quran nói rằng, “(Ta) tạo ra loài jinn và loài người chỉ để là bề tôi tớ phục vụ ta!” [9] Mặc dù có nhiều cách giải thích được đưa ra cho khái niệm bề tôi tớ hay nô lệ, nhưng ý nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất là sự ‘tôn thờ Allah’ và ‘hiểu biết về Allah’. Khái niệm ‘bề tôi tớ hay nô lệ’ được đề cập ở đây không phải là sự áp đặt đối với con người và loài jinn, mà là một đặc điểm được đặt nơi bản chất con người trong quá trình sáng tạo. [10] Con người và jinn cũng có quyền tự do hành động phù hợp với mục đích được tạo ra với ý chí riêng của họ. [11]

Allah cảnh báo mọi người đừng quên mục đích đến với thế giới này của họ. Allah nói rằng Ngài không tạo ra thế giới này chỉ để vui chơi và giải trí [12], rằng Ngài tạo ra mọi thứ với nguyên do và có kế hoạch [13], rằng mọi người sẽ được thử thách [14], rằng những người tuân theo mệnh lệnh và tránh xa các cấm đoán của Allah sẽ được được thưởng trong các bài thi này [15], rằng những ai chống lại Allah sẽ bị hình phạt xứng đáng cho những việc làm của họ [16]. Theo Hồi giáo, được phân biệt với các sinh vật khác bởi những đặc điểm hoàn hảo như trí thông minh, sự sở hữu lương tâm và ý chí, con người phải nỗ lực chân thành để có một cuộc sống phù hợp với lý do được tạo ra và với mệnh lệnh của Allah.


[1] Rum/27
Hakim là một trong những tên của Allah, được nhắc đến ở nhiều nơi trong Kinh Quran; có nghĩa là người quyền lực và thông thái.
[2] Ngoài Kinh Quran, đây là những hadith mà Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) báo rằng Allah đã nói.
[3] Acluni, Keşfü’l-Hafa, 2, 132
[4] Mahluk: Sinh vật được tạo ra
[5] Bediuzzaman Said Nursi, một trong những học giả Hồi giáo, nói về chủ đề này một cách chi tiết hơn nơi đoạn thứ 11 trong tác phẩm Sözler của ông.
[6] Zariyat/58
[7] Fussilet/39
[8] Şuara/80
[9] Zariyat/56.
[10] Rum/30
[11] Bakara/256
[12] “Chúng ta không tạo ra trời và đất, và những gì ở giữa chúng chỉ để là trò chơi đùa.” (Enbiyâ/16-17)
[13] “Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta đã tạo ra mọi thứ theo một thước đo.” (Kamer/49) Khái niệm thước đo trong câu này có ý nghĩa là nguyên do và định mệnh.
[14] “Chính Ngài là người đã tạo ra cái chết và sự sống để kiểm tra xem ai trong số các ngươi có hạnh kiểm tốt hơn. Ngài ấy là toàn năng, độ lượng”. (Mülk/2)
[15] “Trừ những người tin tưởng và biết làm việc chính đáng. Dành cho họ có một phần thưởng vô tận ”. (İnşikâk/25)
[16] “Những ai từ chối các câu kinh của Allah và đến gần với Ngài, họ sẽ không thể nào hy vọng vào lòng thương xót của Ta, và đối với họ là một sự trừng phạt đau đớn.” (Ankebût/23)