HomeNguyên tắc đức tin Hồi giáoViệc Làm Tốt Và Tội Lỗi Trong Hồi Giáo

Việc Làm Tốt Và Tội Lỗi Trong Hồi Giáo

Việc làm tốt (sevap) được dùng để thể hiện các hành vi tốt được thực hiện để làm Allah hài lòng và đem lại lợi ích cho con người. Đồng thời, những người tuân theo mệnh lệnh và tránh điều cấm cũng sẽ đạt được phần thưởng của việc làm tốt. Tội lỗi trái ngược với việc làm tốt, là thái độ hành vi tiêu cực và những việc vô ích gây hại cho con người. Một người phạm tội lỗi khi không tuân theo mệnh lệnh và tránh điều cấm của Allah.

Ở ngày sau (sau khi chết), những việc tốt mà một người đã làm trong thế giới này sẽ được đền đáp, trong khi đó điều ác và tội lỗi sẽ được nhận tương ứng bằng hình phạt. Trong Kinh Quran, “Ai làm việc ác và có sự xấu xa bao vây người, thì những người này sẽ thuộc về địa ngục, họ sẽ ở đó mãi mãi. Đối với những ai tin tưởng và làm việc thiện, họ sẽ được ở vĩnh viễn trong Địa Đàng. ”[1] câu kinh thông báo về tình hình sau khi chết của những người làm điều thiện và điều ác, tức là những người kiếm được phần thưởng của việc làm tốt và những người gây tội lỗi.

Theo tín ngưỡng Hồi giáo, khi một người có ý định làm một việc tốt gì đó, phần thưởng của việc làm tốt sẽ được ghi ngay cả khi người đó không thể thực hiện được việc ấy. Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) đã nói về tình huống này như sau: “Allah, Đấng Đáng kính và Hùng vĩ, đã nói: Khi tôi tớ của Ta có ý định làm một việc tốt, Ta sẽ viết một điều tốt cho người đó ngay cả khi người đó không thực hiện việc ấy; Nếu người đó thực hiện, Ta sẽ viết từ mười đến bảy trăm điều tốt. Nếu người đó có ý định ác mà không làm, Ta sẽ không viết; Nếu người đó làm, Ta sẽ ghi cho người đó là một điều xấu.”[2]

Liên quan đến cái xấu, Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) nói rằng một người không thể trở thành kẻ tội đồ chỉ với ý định phạm tội, và rằng khi tội lỗi đã phạm, nó sẽ không được viết ngay lập tức mà thời gian được đưa ra để người đó ăn năn “Nếu một người Hồi giáo phạm tội lỗi, thiên thần phụ trách việc ghi tội lỗi của người đó sẽ luôn dừng lại và đợi trong ba giờ. Nếu người ấy ăn năn về tội lỗi đó trong một giây phút nào đó (trong vòng ba giờ) và cầu xin Allah tha thứ, Allah sẽ không cho thiên thần nhận thức tội lỗi này, cũng như Ngài sẽ không trừng phạt (chủ nhân của tội lỗi đó) vào Ngày của Sự phán xét. ”[3].

Đối với những người làm điều tốt và là lí do cho điều tốt cho người khác, đối với những kẻ làm điều ác và lí do gây ra điều xấu cho người khác, Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) nói; “Có phần thưởng cho việc làm tốt cho người tiên phong trong đạo Hồi. Người đó cũng được trao phần thưởng của những người theo con đường tiên phong đó. Nhưng phần thưởng của họ không bị làm giảm. Kẻ nào mở ra con đường gây hành động xấu trong đạo Hồi, người đó sẽ có tội của mình. Người đó cũng bị gánh thêm tội lỗi của những người đi theo con đường tồi tệ đó. Nhưng tội lỗi của họ sẽ không bị tính sót đi. ”[4] Theo Hồi giáo, tình trạng này vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi người đó qua đời.  Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) giải thích tình huống này bằng những từ sau đây; “Khi một người chết, tất cả những phần thưởng từ việc làm của người đó đều bị dừng lại, ngoại trừ ba việc làm sau: Sadaqah Jariyah [5], kiến ​​thức được tận dùng từ người đó và con cái ngoan cầu nguyện cho người đó.” [6]

Con người phải chịu trách nhiệm cá nhân cho những gì họ làm. Đó là một yêu cầu công lý của Allah rằng với ý chí riêng mà Allah trao cho con người, con người có thể chuyển ý chí riêng ấy thành tốt hoặc xấu và nhận kết quả tương ứng. Những câu kinh và hadith luôn khuyến khích sự ăn năn (cầu xin sự tha thứ) đối với những điều xấu xa và tội lỗi, và không cần người trung gian nào cho việc này. Một người có thể cầu xin sự tha thứ của Allah vào bất cứ nơi nào và thời gian nào, ở nhà, nơi làm việc hoặc trong xe của mình. Allah đã cho một tin tốt lành rằng Ngài sẽ tha thứ các tội lỗi miễn rằng con người không đem ai đó sánh ngang hàng với Ngài. [7]  Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) cũng nói rằng không có ai là không có tội lỗi và điều quan trọng nhất là ăn năn hối hận. [8] Ngoài ra có các câu kinh nói rằng không có gì được thực hiện trên thế giới này mà không nhận được sự tương ứng. [9]

Theo đức tin Hồi giáo, luôn có hy vọng được tha thứ cho những ai tránh xa khỏi tội lỗi hay biết hối hận. Trong Quran, “Nếu các ngươi tránh được những tội lỗi lớn bị cấm, Chúng ta sẽ che đậy và tha thứ cho những tội lỗi nhỏ khác của các ngươi và đặt các ngươi vào một vị trí có giá trị/thiên đàng.” [10] câu kinh nói rằng những tội lỗi có thể được tha thứ bất kể tội gì cho dù chúng lớn hay nhỏ.

Theo những câu kinh và hadith, không khăng tiếp tục phạm tội và biết hối cải về tội lỗi của mình là những yêu cầu của sự tha thứ. Surah Al-i Imran 135-136 nói về chủ đề này, “Và những người, khi họ phạm tội hoặc làm sai quấy linh hồn của họ, họ tìm kiếm sự tha thứ cho tội lỗi của họ bằng cách tưởng nhớ Allah và những người không khăng khăng tiếp tục phạm tội. Phần thưởng của họ là sự tha thứ từ Allah và những khu vườn có dòng sông chảy qua. Ở đó họ sẽ ở lại mãi mãi. Phần thưởng của những người làm việc tốt thật tuyệt biết bao ”. Một người Hồi giáo được mong đợi giữa sợ hãi và hy vọng. Nghĩa là giữ cân bằng hai cảm xúc này, nên tránh phạm tội với nỗi sợ không được tha thứ, nên tiếp tục ăn năn với hy vọng được tha thứ. [11]  Nhà tiên tri Muhammed cũng thông báo rằng hai tình huống này đều có thể xảy ra; “Khi một tín đồ phạm tội, trong tim người đó xuất hiện một chấm đen. Nếu người đó rút lui khỏi tội lỗi đó và cầu xin Allah tha thứ cho tội lỗi của mình, trái tim người đó sẽ được xóa sạch vết đen đó. Nếu tội lỗi tiếp tục, sự đen đủi đó sẽ ngày càng tăng lên. Đây là ý nghĩa của câu “tội lỗi che phủ trái tim” được đề cập trong Kinh Quran. “[12].


[1] Bakara/81-82

[2] Müslim, İman: 204

[3] Hakim, Müstedrek, 4/291

[4] Müslim, Zekât 69. Ayrıca bk. Nesâî, Zekât 64

[5] Sadaqah Jariyah: Những việc làm tốt mà nhận được phần thưởng liên tục

[6] Müslim, Vasiyye, 14; Tirmizî, Ahkâm, 36

[7] Nisa/48, Lokman/13

[8] Şura/25

[9] Bakara/281, Nisa/134

[10] Nisa/31

[11] Secde/16 [12] İbni Mace, Zühd: 29.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here