HomeCâu hỏi quan trọngQuan Điểm Của Hồi Giáo Về Phật Giáo

Quan Điểm Của Hồi Giáo Về Phật Giáo

Theo một số quan điểm Phật giáo được coi là một trào lưu triết học và theo một số quan điểm khác Phật giáo được xem là một tôn giáo. Người Hồi giáo nhận thông tin về các nhà tiên tri, tôn giáo và kinh sách của thời quá khứ thông qua Kinh thánh Quran và Nhà tiên tri Muhammed (SAWS). Vì không có thông tin về Phật giáo trong các nguồn này, nên Phật giáo không được xếp trong danh mục “tôn giáo” theo Hồi giáo.

Về mặt tín ngưỡng mặc dù Phật giáo có những khía cạnh mâu thuẫn với Hồi giáo, Phật giáo cũng gây chú ý về một số điểm chung về đạo đức và nhân sinh. Ví dụ như “Giáo lý trung đạo”, là nguyên tắc cơ bản mà Đức Phật trải qua sự giác ngộ, cũng là một đặc điểm Hồi giáo mong muốn. [1] Nhà tiên tri Muhammed (SAWS) nhấn mạnh sự cần thiết phải tránh sự quá mức; “Tôn giáo thật rõ dễ. Nếu một người cố gắng thờ phượng vượt quá sức của mình, người đó sẽ trở nên bất lực trước tôn giáo đó. Do đó, đừng lạm dụng nó, hãy làm theo con đường ngay thẳng và vui mừng (vì phần thưởng ngươi sẽ nhận được cho những việc làm tốt). Hãy tận dụng (khi ngươi được nghỉ ngơi) vào buổi sáng, buổi tối và một phần của đêm (để tiếp tục sự vâng lời và thờ phượng).

Tứ diệu đế (Bốn chân lý cao diệu) tạo nên nền tảng của Phật giáo, được Đức Phật tiết lộ và được chấp nhận là “cốt lõi giáo lý cứu độ”. Qua việc tìm hiểu về bốn điều này, ta có thể thấy được những điểm chung và khác biệt của Hồi giáo với Phật giáo:

  • Dukkha (Chân lý về Khổ): Theo Dukkha, cả sinh và tử đều đau đớn. Như khoảnh khắc đau khổ, khoảnh khắc vui sướng gây đau đớn vì nó đến tạm thời. Theo Hồi giáo, cho dù cuộc sống của thế giới này có bao nhiêu đau thương và phiền muộn đi chăng nữa, mọi tình huống đều sẽ được đền đáp hay nhận trừng phạt ở cõi vĩnh hằng. Không có tình huống nào trên thế giới không nhận được sự tương ứng xứng đáng của nó. [3] Ngoài ra, theo người Hồi giáo, mọi sinh vật được tạo ra đều biết ơn và hạnh phúc vì đã được tồn tại. Mọi sinh vật đều ghi nhớ Allah bằng ngôn ngữ của riêng mình. [4] Trong khi điều chính yếu của cuộc sống là sức khỏe, sự an toàn và bình yên, thì đau đớn, bệnh tật và sự nguy hiểm là những thử thách mà con người thỉnh thoảng phải trải qua. [5]
  • Tanha (ham muốn mãnh liệt): sự ham muốn, tham lam và đam mê mãnh liệt được xem là những thứ ràng buộc con người với cuộc sống phàm trần. Như vậy, một người không thể thoát ra khỏi vòng nghiệp báo [6] và luân hồi [7] thì không thể đạt đến Niết-bàn [8]. Nghiệp đại diện cho một loại công lý thánh thần dành cho những người không tin vào tòa án thần thánh và ngày tận thế. Theo đức tin Hồi giáo, tất cả mọi người trên thế giới này phải sống phù hợp theo lệnh thiêng liêng, tránh điều cấm, và làm những gì tốt và đúng. Tuy nhiên, trên cõi đời này không phải tình huống nào cũng nhận được sự ứng đáp xứng đáng. Thế giới bên kia (Akhirah) là nơi mà mọi thứ sẽ được hỏi tội và công lý tuyệt đối sẽ được thực hiện. [9] Hồi giáo không chấp nhận sự luân hồi. [10] Bởi vì con người được gửi đến thế giới để được thử thách. [11] Thời gian sinh tồn một đời duy nhất được xem là đủ cho thử thách này. [12] Cuộc sống của thế giới này là tạm thời, cuộc sống của thế giới bên kia là vĩnh cửu. Trần gian giống như cánh đồng của ngày sau này, và Akhirah chính là nơi sẽ được thu hoạch. [13] Mặc dù không có niềm tin vào một phân lớp trên như Niết-bàn, trong Hồi giáo, mọi người được yêu cầu đạt đến mức độ trưởng thành của đức tin (İnsan-ı kâmil), biết Đấng tạo hóa của họ và tuân thủ nghiêm ngặt các mệnh lệnh và tránh điều cấm của Ngài (taqwa). [14 ]
  • Dukkho-Nirodha (Chân lý về sự chấm dứt khổ): được diễn đạt như sự thật thứ hai ‘Tanha’, trong điều này nguyên nhân của đau đớn và khổ sở được xem là sự thèm muốn và ham muốn dữ dội. Đức Phật giải thích trạng thái loại bỏ những ham muốn này là Niết-bàn.

Sự khao khát, tham vọng và đam mê là những điều kết nối con người với cuộc sống phàm trần, đây cũng là một khái niệm có giá trị trong Hồi giáo. Hồi giáo định nghĩa nguồn gốc của những ham muốn và đam mê này là “nafs”. [15] Những yêu cầu của Hồi giáo như bắt buộc thực hiện cầu nguyện và tránh các điều cấm vốn không nhằm phá hủy các nafs, mà là để kiểm soát nó ở trạng thái cân bằng. [16] Bởi vì không thể tiêu diệt ham muốn của các nafs (chẳng hạn như ăn nhiều thức ăn ngon, ham muốn người khác giới, mong muốn có thêm thu nhập, có được vị trí uy tín hơn), mà dụng và thỏa mãn điều đó trong phạm vi cho phép giới hạn (halal) [ 17]  . [18] Qua đó thành quả của việc này là những ham muốn trở thành những điều mang lại khoái cảm chứ không phải sự tra tấn. [19]

  • Bát Chánh Đạo: Là một môn học gồm tám phần do Đức Phật dạy để dẫn dắt từ vô minh đến tri thức, từ đau khổ đến Niết-bàn. Đường dẫn bát lát bao gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Lời nói đúng đắn, hành động đúng đắn và sinh kế đúng đắn dưới tiêu đề đạo đức (Sila): sự chú ý và sự tập trung dưới đề mục thiền định (Samadhi): chánh kiến, chánh định và chánh tinh tấn dưới tiêu đề trí tuệ (Panna). Những giáo lý này rất giống với Hồi giáo. Ví dụ: trung thực trong lời nói và hành động, tránh xa haram [20] trong khi tìm kiếm phương tiện mưu sinh [21], nhìn nhận mọi thứ được tạo ra như một tác phẩm của Allah [22], dự định mọi thứ theo sự chấp thuận của Allah [23 ], cố gắng để được Allah chấp thuận [24]. Thiền là một thực hành không có trong Hồi giáo. Theo Hồi giáo, cách thực hành để gần gũi nhất với Allah [25] và tập trung tâm trí cũng như nuôi dưỡng tâm hồn là cầu nguyện. [26] Cầu nguyện là mối liên kết trực tiếp với Allah mà không cần bất kỳ trung gian nào. [27]

[1] Bakara/143
[2] Buhârî, Îmân, 29
[3] Yunus/26-27
[4] İsra/44
[5] Bakara/155-157
[6] Karma (Nghiệp): “Điều tốt tạo ra kết quả tốt, điều xấu tạo ra kết quả xấu. Đây là những điều kiện cơ bản của sự trưởng thành về mặt đạo đức ”. Theo điều này, mọi thứ đều dựa trên mối quan hệ nhân quả và lý do cho hành vi của một người không xuất phát từ giai cấp của người đó, mà là từ ý chí của chính người ấy.
[7] Luân hồi: là sự tiếp tục của cuộc sống bằng dưới nhiều hình thức tồn tại khác nhau (động vật, thực vật, con người) cho đến khi một người đạt đến Niết-bàn bằng cách từ bỏ cái ác. Khi thân tâm được tẩy sạch tà ác, sự chuyển kiếp chấm dứt.
[8] Niết-bàn: trong Phật giáo, là sự tự do khỏi mọi ham muốn và đam mê và đạt đến trạng thái tâm trí cao nhất. Nó cũng có nghĩa là sự diệt vong của ham muốn, đau khổ, đau đớn, thù hận.
[9] Enam/160
[10] Bkz. “Người Hồi giáo có tin vào sự luân hồi hay không?”
[11] Bakara/155
[12] Fatır/37
[13] Nhà tiên tri Muhammed (SAWS): “Trần gian là cánh đồng của thế giới ngày sau.”(Aclûnî, Keşfu’l-Hafa, I/412)
[14] Tevbe/18
[15] Yusuf/53
[16] Şems/10
[17] Trong giới hạn mà Allah cho là thích hợp.
[18] Maide/87
[19] Maide/5
[20] Các trạng thái và hành vi mà Allah đã cấm trong Kinh Quran
[21] Maide/88
Nhà tiên tri Muhammed (SAWS): “Hỡi mọi người! Hãy kính sợ Allah và tìm kiếm nguồn sống của một cách tốt đẹp. Không ai sẽ chết mà không nhận được nguồn nuôi dưỡng (ngay cả khi đã muộn) (mà Allah ban). Vì vậy, hãy kính sợ Allah và tìm kiếm nguồn sống trên con đường tốt đẹp. Hãy lấy những gì là halal, bỏ những gì là haram! (İbn Mâce, Ticâret, 2)
[22] Bakara/164
[23] Bakara/112
[24] Bakara/207
[25] Bakara/110
[26] Nhà tiên tri Muhammed (SAWS): “Thời điểm (khoảnh khắc) gần nhất mà một người hầu cận với Allah là ở trạng thái lễ lạy (sujud). Vì vậy, hãy cầu nguyện thật nhiều (trong khi sujud).” (Müslim, Salât, 215)
[27] Nhà tiên tri Muhammed (SAWS): “Chắc chắn rằng một trong số các ngươi nói chuyện riêng với Allah trong khi cầu nguyện …” (Buhârî, Salât, 36)